13 TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT
Hình 1. Khi nào thì hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt?
- Khi nào thì hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt? Trách nhiệm của các bên trong trường hợp này được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. 13 trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động?
2. Quy định về thông báo chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, nếu thuộc 1 trong 13 trường hợp dưới đây thì hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt:
- Trường hợp 1. Khi hợp đồng lao động hết hạn.
- Nếu các bên giao kết hợp đồng lao động có thời hạn và thời hạn hợp đồng đã hết thì hợp đồng này đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, trường hợp này có ngoại lệ được quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật Lao động 2019 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, theo đó người sử dụng lao động “Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.”
- Trường hợp 2. Người lao động đã hoàn thành xong công việc theo thỏa thuận tại hợp đồng lao động.
- Nhìn chung, mục đích giao kết hợp đồng giữa các bên trong quan hệ lao động là để thực hiện một công việc. Do đó, khi các bên đã hoàn thành xong công việc theo thỏa thuận, mục đích ký kết hợp đồng đã đạt được thì hợp đồng này sẽ đương nhiên chấm dứt.
- Trường hợp 3. Các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Pháp luật dân sự nói chung và pháp luật lao động nói riêng luôn ưu tiên sự thỏa thuận của các bên. Do đó, các bên hoàn toàn có thể tự thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động, nếu thỏa thuận này dựa trên sự tự nguyện và không vi phạm điều cấm của luật.
- Trường hợp 4. Khi người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng lao động cũng sẽ đương nhiên chấm dứt.
- Trường hợp 5. Khi người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp 6. Khi người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Trường hợp 7. Khi người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Nếu người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật thì hợp đồng lao động của đương nhiên chấm dứt.
- Trường hợp 8. Khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải: Sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất được áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm. Khi người lao động bị sa thải thì hợp đồng lao động được giao kết sẽ đương nhiên chấm dứt.
- Trường hợp 9. Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một đặc quyền mà Bộ luật Lao động dành cho người lao động. Tuy nhiên, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định và phải tuân theo thủ tục mà pháp luật có quy định.
- Trường hợp 10. Khi người sử dụng lao động thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019.
- Cũng tương tự như trường hợp 09, khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động cần phải nắm rõ quy định tại Điều 36 và thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
- Trường hợp 11. Khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật Lao động 2019.
- Trường hợp 12. Đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, khi giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động cũng đương nhiên chấm dứt.
- Trường hợp 13. Nếu giữa hai bên có thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc thì hợp đồng lao động sẽ đương nhiên chấm dứt.
Hình 2. Hình thức thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
- Về hình thức thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 có quy định người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp dưới đây thì không cần phải thông báo bằng văn bản:
- Thứ nhất, khi người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Thứ hai, khi người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thứ ba, khi người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Thứ tư, khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
➤ Tham khảo thêm các bài viết:
➤ Những trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động năm 2022.
➤ Quy định về hợp đồng lao động theo bộ luật lao động mới nhất.
➤ Khi nào được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động?
➤ Lưu ý về thử việc khi giao kết hợp đồng lao động.
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về chấm dứt hợp đồng lao động. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: