các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Các vấn đề cần quan tâm trước khi thành lập doanh nghiệp

Các vấn đề cần quan tâm trước khi thành lập doanh nghiệp

14/08/2021


CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRƯỚC KHI

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1.      Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

2.      Xác định ngành nghề kinh doanh

3.      Về vốn điều lệ

4.      Về địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

5.      Về đặt tên cho doanh nghiệp

  • Khi cá nhân, tổ chức có dự định thành lập doanh nghiệp thì tất nhiên đều muốn tìm hiểu các vấn đề cần quan tâm liên quan đến luật doanh nghiệp trước khi thành lập doanh nghiệp để đảm bảo được việc thành lập nhanh chóng cũng như bước đầu suôn sẻ cho hoạt động kinh doanh của mình.
  • Liên quan đến luật doanh nghiệp trước khi thành lập doanh nghiệp mà cụ thể ở đây là việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Anh/Chị cần lưu ý những vấn đề sau:
  1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp Anh/Chị cần biết về các đặc điểm, cũng như ưu điểm và hạn chế  của từng loại hình, thông tin cụ thể Anh/Chị có thể tham khảo bài viết các loại hình doanh nghiệp.

  1. Xác định ngành nghề kinh doanh

Việc xác định ngành nghề kinh doanh vô cùng quan trọng, bên cạnh xác định hoạt động của công ty thì đây là bước giúp Anh/Chị biết được có cần thực hiện thủ tục nào khác theo quy định của pháp luật trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh hay không. Vì vậy, Anh/Chị cần xác định rõ, ngành nghề mà Anh/Chị dự đinh kinh doanh là ngành nghề gì? Nó có nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?  Có yêu cầu chứng chỉ hành nghề không?  Đối với ngành nghề đó, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục gì nữa không? Có yêu cầu vốn pháp định không? …

  1. Về vốn điều lệ
  • Vốn điều lệ được hiểu là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn, được ghi vào Điều lệ công ty và được xác nhận khi đăng ký doanh nghiệp. Không có quy định về số vốn tối thiểu hoặc tối đa.
  • Anh/Chị cần phải xác định rõ vốn điều lệ của công ty là bao nhiêu? Loại tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp là gì? Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật hoặc tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Do đó, nếu tài sản góp vốn không phải Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải trao đổi rõ ràng về phương thức định giá, giá trị của phần góp vốn đã được thẩm định để tránh tình trạng không đồng tình của các thành viên sau thành lập doanh nghiệp.
  1. Về địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp khai rõ về địa chỉ trụ sở của mình. Đáp ứng các tiêu chí như sau: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

  1. Về đặt tên cho doanh nghiệp

Về đặt tên cho doanh nghiệp
Về đặt tên cho doanh nghiệp.

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệpTên riêng.
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Xem thêm:
Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Trong trường hợp có nội dung cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng gọi số hotline 1800 6365 để chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn thêm. Chân thành cám ơn!