các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Cách kiểm tra nhãn hiệu có bị trùng hay không?

Cách kiểm tra nhãn hiệu có bị trùng hay không?

04/12/2021


CÁCH KIỂM TRA NHÃN HIỆU
CÓ BỊ TRÙNG HAY KHÔNG?

Tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu

  Tra cứu nhãn hiệu là một khâu quan trọng trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo theo quy định pháp Việt Nam. Việc tra cứu này nhằm tránh tình trạng nhãn hiệu bị trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn. Vậy tra cứu như thế nào là đúng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Luật Thịnh Trí sẽ trả lời cụ thể thắc mắc này.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Lợi ích của việc tra cứu trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ.

2. Cách tra cứu nhãn hiệu.

3. Những lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

1. Lợi ích của việc tra cứu trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ

Bảo đảm nhãn hiệu của cá nhân/ tổ chức chuẩn bị đăng ký không bị trùng lặp

  • Việc tra cứu giúp kiểm tra nhãn hiệu của các cá nhân/tổ chức chuẩn bị đăng ký bảo hộ có bị trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước đó hay không. Nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp vô tình bị trùng lặp thì doanh nghiệp phải tiến hàng phương án thay đổi nhãn hiểu của mình hoặc các phương án hợp lý khác.

Tránh mất thời gian và chi phí

  • Số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ hằng năm rất lớn, do đó việc lựa chọn nhãn hiệu bị trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn sẽ rất mất thời gian và tiền bạc của cá nhân/tổ chức, nhận lại kết quả từ chối cấp văn bằng từ phía cơ quan có thẩm quyền.
  • Trong trường hợp, cá nhân/tổ chức phát hiện kịp thời vấn đề nhãn hiệu của mình đang bị trùng lặp với nhãn hiệu đã đăng ký trước, sẽ tiến hành sửa chữa trước khi mang hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ nộp. Vấn đề lớn ở đây chính là Cục sở hữu trí tuệ duyệt hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu từ 2 – 3 năm, nếu cá nhân/tổ chức đợi từ 2-3 nhưng nhận lại kết quả nhãn hiệu trùng lặp và đồng nghĩa với việc không được cấp văn bằng thì mất thời gian, chi phí. Đồng thời muốn sửa chữa lại nhãn hiệu thì doanh nghiệp lại phải chờ 2 -3 năm để Cục duyệt hồ sơ.

Kiểm tra tính chính xác của nhãn hiệu

  • Sau khi đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cá nhân, doanh nghiệp tiến hàng tra cứu để kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận nhãn hiệu cá nhân, doanh nghiệp đã được cấp có trùng khớp với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay không, nếu có sai sót thì cá nhân, doanh nghiệp liên hệ với Cục để kịp thời chỉnh sửa.

Tham khảo thêm: Thế nào là vi phạm bản quyền logo? Mức xử phạt ra sao khi vi phạm?

2. Cách tra cứu nhãn hiệu

Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

  • Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: //iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
  • Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu vào ô tìm kiếm:
    • Ví dụ nhập chữ VANS (đối với nhãn hiệu chữ).
  • Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là logo)
  • Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ

 Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Hình 2. Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

  • Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin thì click vào nút tìm kiếm.
  • Kết quả sẽ được trả về để cá nhân/doanh nghiệp tham khảo, đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác và kiểm tra các thông tin trên giấy chứng nhận đã tương ứng với dữ liệu hệ thống hay chưa.
  • Tuy nhiên, việc tra cứu theo hình thức trên chỉ mang tính chất tham khảo, không có tính chính xác cao.

Cách 2: Cách tra cứu nhãn hiệu nâng cao

  • Tra cứu nhãn hiệu nâng cao là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao, cá nhân/doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện làm việc với một chuyên viên của Cục để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

3. Những lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên doanh nghiệp

  • Tên nhãn hiệu nên có sự đồng nhất với tên riêng công ty. Ví dụ: Tập đoàn Vingroup với các nhãn hiệu như: Vinmart – Bán lẻ; VinFast – Công nghiệp nặng; Vinmec – Y tế; Vinschool – Giáo dục,…
  • Khi tên nhãn hiệu và tên doanh nghiệp trùng khớp với nhau thì doanh nghiệp sẽ tránh các trường hợp đối thủ cạnh tranh lấy một phần tên nhãn hiệu của minh đi đăng ký tên thương mại. Chủ nhãn hiệu không thể yêu cầu đối thủ chấm dứt hành vi sử dụng tên thương mại. Lý do đối thủ đã đăng ký tên thương mại trước ngày chủ nhãn hiệu được cấp bằng nhãn hiệu. Vì lẽ đó doanh nghiệp nên đặt tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu và phải ý thức việc đăng ký nhãn hiệu trước khi bị đối thủ đánh cắp đi đăng ký trước.

Tham khảo thêm: Quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Giữa nhãn hiệu và tên miền có sự thống nhất

  • Đăng ký nhãn hiệu mà tên công ty không đồng nhất với nhãn hiệu đã đăng ký thì trường hợp này, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án đăng ký tên miền trùng tên nhãn hiệu. Lưu ý: Nếu hoạt động kinh doanh ở Việt Nam thì đăng ký thêm tên miền có đuôi “.vn”.
  • Thực tế hiện nay, để được cấp văn bằng bảo hộ cần có thời gian khoảng từ 2 đến 3 năm. Sau khi doanh nghiệp được cấp Văn bằng bảo hộ được quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt các hành vi: (i) Hành vi vi phạm về đăng ký tên thương mại. (ii) Chấm dứt hành vi vi phạm về tên miền.

Lưu ý khi thiết kế, lựa chọn nhãn hiệu

  • Doanh nghiệp nên thiết kế nhãn hiệu có tính độc đáo, có nét riêng biệt với các nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. Để đảm bảo có khả năng nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền. Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình. Trong trường hợp nhãn hiệu chỉ là chữ nên có thiết kế cách điệu để có thể được cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký.

Thời hạn nhãn hiệu được bảo hộ

  • Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Nếu doanh nghiệp muốn được tiếp tục bảo hộ nhãn hiệu thì chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu. Mỗi lần nhãn hiệu được gia hạn sẽ được bảo hộ thêm 10 năm và pháp luật không hạn chế số lần gia hạn.

Tham khảo thêm các bài viết:
Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
Nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu?

  • Bài viết trên đây Luật Thịnh Trí đã nêu các cách để tra cứu nhãn hiệu trước và sau khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hy vọng bài viết này cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng. Nếu khách hàng có vướng mắc trong quá trình bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp mình, vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365