CÁCH XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI TRONG
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
4. Thiệt hại do uy tín, nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm.
Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (ảnh minh họa)
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra. Như vậy, việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu thông qua bài viết này.
- Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị hư hỏng, bị hủy hoại hoặc bị mất.
- Lợi ích gắn liền với việc khai thác, việc sử dụng tài sản bị giảm sút, bị mất.
- Chi phí hợp lý để hạn chế, ngăn chặn và khắc phục thiệt hại.
- Những thiệt hại khác do luật quy định.
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc bồi dưỡng, cứu chữa, phục hồi chức năng bị giảm sút, bị mất và phục hồi sức khỏe của người bị thiệt hại bao gồm: tiền viện phí; tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền xét nghiệm, siêu âm, chụp cắt lớp, chụp X-quang, truyền máu, mổ, vật lý trị liệu. tiền mua các thiết bị y tế và tiền mua… theo chỉ định của bác sĩ; tiền bồi dưỡng sức khỏe, tiền mua thuốc bổ, tiền tiếp đạm cho người bị thiệt hại theo như chỉ định của bác sĩ; những loại chi phí cần thiết, thực tế cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc mua xe đẩy, xe lăn, lắp mắt giả, chân giả, tay giả, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ…để thay thế hoặc hỗ trợ một phần chức năng cho cơ thể bị mất hoặc giảm sút đối với người bị thiệt hại (nếu có).
- Người bị thiệt hại có thu nhập thực tế bị giảm sút hoặc bị mất đi. Theo đó, người bị xâm phạm người bị thiệt hại trước khi sức khỏe bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng vì lý do sức khỏe bị xâm phạm mà họ phải nghỉ việc để điều trị cho nên khoản thu nhập thực tế của họ bị giảm sút hoặc mất đi. Khi đó, họ được bồi thường cho những khoản thu nhập thực tế bị giảm sút hoặc mất đi đó.
- Phần thu nhập thực tế và chi phí thực tế của người chăm sóc cho người bị thiệt đã bị mất trong thời gian người đó điều trị.
- Trong trường hợp sau khi người bị thiệt đã điều trị nhưng lại mất đi khả năng lao động và bắt buộc phải có người chăm sóc thường xuyên (người bị thiệt hại đã không còn khả năng lao động vì đã bị liệt hai chi, mù hai mắt, bị tâm thần nặng, bị liệt cột sống và những trường hợp khác bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định) thì cần phải thực hiện bồi thường những chi phí hợp lý đối với người đã chăm sóc cho người bị thiệt hại.
- Khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại sẽ được bồi thường khoản tiền bù đắp cho những tổn thất về tinh thần mà người đó phải chịu. Trong đó, mức bồi thường cho người bị thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì người có sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường ở mức tối đa không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (ảnh minh họa)
- Theo đó, chi phí để bồi thường thiệt hại do tính mạng là những chi phí hợp lý cho việc bồi dưỡng, cứu chữa, chăm sóc cho người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc bồi dưỡng, cứu chữa, phục hồi chức năng bị giảm sút, bị mất và phục hồi sức khỏe của người bị thiệt hại bao gồm: tiền viện phí; tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền xét nghiệm, siêu âm, chụp cắt lớp, chụp X-quang, truyền máu, mổ, vật lý trị liệu. tiền mua các thiết bị y tế và tiền mua… theo chỉ định của bác sĩ; tiền bồi dưỡng sức khỏe, tiền mua thuốc bổ, tiền tiếp đạm cho người bị thiệt hại theo như chỉ định của bác sĩ; những loại chi phí cần thiết, thực tế cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc mua xe đẩy, xe lăn, lắp mắt giả, chân giả, tay giả, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ…để thay thế hoặc hỗ trợ một phần chức năng cho cơ thể bị mất hoặc giảm sút đối với người bị thiệt hại (nếu có)
- Trong trường hợp sau khi người bị thiệt đã điều trị nhưng lại mất đi khả năng lao động và bắt buộc phải có người chăm sóc thường xuyên (người bị thiệt hại đã không còn khả năng lao động vì đã bị liệt hai chi, mù hai mắt, bị tâm thần nặng, bị liệt cột sống và những trường hợp khác bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định) thì cần phải thực hiện bồi thường những chi phí hợp lý đối với người đã chăm sóc cho người bị thiệt hại.
- Chi phí bồi thường cho người bị thiệt hại mất phần thu nhập thực tế trong thời gian điều trị.
- Chi phí hợp lý đối với việc mai táng cho người đó, bao gồm: Những khoản tiền cho việc mua nến, hoa, khăn tang, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, các khoản tiền mua quan tài, thuê xe tang và những khoản chi phí khác nhằm phục vụ cho việc hỏa táng, chôn cất nạn nhân theo như thông lệ chung. Tuy nhiên, không chấp nhận những yêu cầu bồi thường cho các chi phí về ăn uống, bốc mộ, xây mộ, cúng tế, lễ bái...
- Những khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.
- Khoản tiền để bù đắp cho những tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. Trong đó, khoản tiền bù đắp về tinh thần sẽ dành cho những người thân thích của người bị thiệt hại thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nếu như không có những người này thì người bị thiệt hại đã phải trực tiếp nuôi dưỡng, người được hưởng khoản tiền này còn có người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Hiện nay, mức bồi thường cho việc bù đắp về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận; trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì người có tính mạng bị xâm phạm được bồi thường tối đa không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
- Theo quy định tại Bộ luật Dân sự thì thiệt hại do uy tín, nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý để khắc phục, hạn chế thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị giảm sút hoặc mất đi;
- Những thiệt hại khác do pháp luật quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp uy tín, nhân phẩm, danh dự của người khác bị xâm phạm thì phải bồi thường thiệt hại cho người đó một khoản tiền khác để bù đắp cho những tổn thất về tinh thần mà người đó đã phải gánh chịu. Hiện nay, mức bồi thường thiệt hại cho tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận với nhau, tuy nhiên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có uy tín, nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
➤ Xem thêm:
➤ Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.
➤ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
➤ Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
➤ 15 loại hợp đồng thông dụng theo Bộ luật Dân sự.
- Trên đây là nội dung Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.