Thứ 2 - 7 8:00 AM - 17:00 PM
Trang chủ / Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản
22/03/2022
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
2. Cách xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản.
3. Một số trường hợp cụ thể về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
Quyền sở hữu về tài sản là quyền hợp pháp của cá nhân, pháp nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Do đó, nếu người nào thực hiện các hành vi xâm phạm đến tài sản dẫn đến gây thiệt hại đối với người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản nói riêng. Như vậy, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản là gì? Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung này, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.
Tài sản là gì? (ảnh minh họa)
Cách xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản (ảnh minh họa)
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định một số trường hợp cụ thể về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là:
1.Trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015:
-Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm chất nổ, chất độc, chất cháy, chất phóng xạ, vũ khí, thú dữ, phương tiện giao thông vận tải cơ giới, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, hệ thống tải điện và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
-Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ; người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trong trường hợp chủ sở hữu giao cho thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại.
- Người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại nếu nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là chủ sở hữu súc vật; người đang trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Người thứ ba phải bồi thường thiệt hại nếu hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác; nếu chủ sở hữu và người thứ ba cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3.Trường hợp bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2015: trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý.
4. Trường hợp bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015: trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
➤ Xem thêm:
➤ Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.
➤ Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
➤ Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
➤ 15 loại hợp đồng thông dụng theo Bộ luật Dân sự.