CẦN PHẢI LÀM GÌ KHI
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TRÁI PHÁP LUẬT?
Hình 1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là gì?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là gì? Trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong trường hợp này được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là gì?
2. Trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những quyền quan trọng của người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, quyền này chỉ được thực hiện trong một số trường hợp luật định. Do đó, bất cứ hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nào không đúng với quy định tại Điều 35, 36, 37 Bộ luật Lao động 2019 thì được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Cụ thể, có thể tóm tắt thành các trường hợp sau đây:
- Người lao động/người sử dụng lao động không báo trước hoặc vi phạm thời hạn báo trước theo quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019;
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019;
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019;
- Người sử dụng lao động thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp bị cấm tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2019.
- Khi thực hiện hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật người lao động phải gánh chịu những hậu quả nhất định. Theo đó, quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động có ghi nhận nghĩa vụ của người lao động trong trường hợp này:
- Một là, người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc: trong trường hợp khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động sẽ chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động khi người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì không được khoản tiền trợ cấp này.
- Hai là, nếu người lao động vi phạm thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong.
- Ba là, nếu giữa hai bên có ký hợp đồng đào tạo nghề thì người lao động phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo này.
Hình 2. Trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Tương tự như người lao động, khi thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người sử dụng lao động cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ theo quy định. Cụ thể, tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 có quy định người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo đúng hợp đồng đã giao kết ban đầu. Lúc này, có thể xảy ra 04 trường hợp dưới đây:
- Một là, người lao động đồng ý trở lại làm việc:
- Người sử dụng lao động phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Người sử dụng lao động còn phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Nếu người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019 thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Lưu ý: Sau khi nhận người lao động trở lại làm việc, người sử dụng lao động sẽ được người lao động hoàn trả các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm mà đã nhận trước đó (nếu có).
- Hai là, người lao động muốn trở lại làm việc nhưng không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng: Lúc này, hai bên phải tiến hành thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động cho phù hợp.
- Ba là, người lao động không muốn tiếp tục làm việc:
- Người sử dụng lao động phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Người sử dụng lao động còn phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
- Bốn là, người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc:
- Người sử dụng lao động phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Người sử dụng lao động còn phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chi phí bồi thường: Hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
➤ Tham khảo thêm bài viết:
➤ Những điểm mới về lương, thưởng theo Bộ luật lao động 2019.
➤ Khi nào được sử dụng lao động dưới 13 tuổi?
➤ Người sử dụng lao động điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
➤ Tổng hợp mức phạt hành chính đối với người sử dụng lao động vi phạm giao kết hợp đồng lao động mới nhất hiện nay.
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: