các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Chứng cứ trong tố tụng dân sự

Chứng cứ trong tố tụng dân sự

27/01/2022


CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Chứng cứ trong tố tụng dân sự

Hình 1. Chứng cứ trong tố tụng dân sự

  Việc xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với kết quả giải quyết tranh chấp. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chứng cứ trong tố tụng dân sự?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì?

2. Đặc điểm của chứng cứ trong tố tụng dân sự.

3. Phân loại và nguồn chứng cứ theo quy định pháp luật.

4. Thu thập chứng cứ.

5. Giao nộp chứng cứ.

1. Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì?

  • Trên thực tế, khi một vụ việc dân sự xảy ra đều sẽ tồn tại các tình tiết, sự kiện liên quan trực tiếp với vụ việc đó. Các tình tiết này có thể được ghi lại bằng nhiều cách khác nhau và được đương sự hay những người có liên quan sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình tham gia tố tụng. Những tin tức, dấu vết, tình tiết hay sự kiện đó được gọi là chứng cứ.
  • Hiện nay, khái niệm chứng cứ được quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, chứng cứ trong tố tụng dân sự được hiểu là những gì có thật, được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất trình hoặc do Tòa án thu thập và được Tòa án sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ việc.

2. Đặc điểm của chứng cứ trong tố tụng dân sự

  • Chứng cứ trong tố tụng dân sự có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên nhìn chung chúng đều mang những đặc điểm nhất định. Cụ thể:
  • Chứng cứ có tính khách quan: Đặc điểm này của chứng cứ thể hiện ở chỗ phải có thật trên thực tế và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Chứng cứ chỉ được thu thập, tổng hợp, nghiên cứu và đánh giá. Hay nói cách khác là cá nhân, tổ chức, đương sự hay Tòa án không thể tự tạo ra chứng cứ đó theo ý muốn của mình.
  • Chứng cứ có tính liên quan: Theo đó, các chứng cứ trong tố tụng dân sự phải có mối liên hệ mật thiết với vụ việc dân sự đang được đương sự yêu cầu giải quyết tại Tòa án.
  • Chứng cứ có tính hợp pháp: Đặc điểm này được hiểu là chứng cứ phải là những gì được pháp luật cho phép và việc sử dụng phải được thực hiện đúng trình tự mà pháp luật quy định.

3. Phân loại và nguồn chứng cứ theo quy định pháp luật

  • Thực tế cho thấy, thông thường chứng cứ được gọi dưới nhiều tên khác nhau và với mỗi loại chứng cứ đem lại những giá trị nhất định, có ý nghĩa quan trọng. Trong tố tụng dân sự, chứng cứ được Tòa án phân loại để phù hợp với quá trình giải quyết như: chứng cứ gốc, chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp, chứng cứ thuật lại bằng hình thức viết hay lời nói v.v…
  • Nguồn chứng cứ là một thuật ngữ khá xa lạ đối với cá nhân, tổ chức và dễ gây hiểu nhầm. Có thể hiểu rằng, nguồn chứng cứ là nơi bắt đầu, phát sinh hoặc nơi có thể cung cấp, rút ra chứng cứ. Nguồn chứng cứ bao gồm người, vật hay tài liệu cung cấp các thông tin cho vụ việc trong quá trình tố tụng dân sự. Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguồn chứng cứ bao gồm:
    • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;
    • Vật chứng;
    • Lời khai của đương sự;
    • Lời khai của người làm chứng;
    • Kết luận giám định;
    • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
    • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
    • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;
    • Văn bản công chứng, chứng thực;
    • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

4. Thu thập chứng cứ

  • Trong tố tụng dân sự, chứng cứ có thể được thu thập bởi chính các đương sự, những người liên quan đến vụ việc hoặc có thể được thu thập bởi Tòa án theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Đặc biệt, khi đương sự cần phải chứng minh quyền, nghĩa vụ của mình thì đương sự tự mình thu thập các chứng cứ. Trường hợp không có khả năng thu thập thì có thể yêu cầu Tòa án thu thập để làm căn cứ đánh giá, giải quyết vụ việc.
  • Về các phương pháp thu thập chứng cứ, đương sự có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: thu thập các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thu thập các vật chứng hoặc người làm chứng, yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc những người liên quan cho sao chép hoặc cung cấp tài liệu, v.v…
  • Cần lưu ý rằng, khi thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự, các đương sự cần phải đảm bảo tính hợp pháp của chứng cứ đó theo Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Ví dụ:
    • Đối với chứng cứ là tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử thì cần phải có văn bản văn bản thể hiện chứng minh nguồn chứng cứ và quá trình thu thập chứng cứ đó ra sao;
    • Đối với chứng cứ là vật chứng thì phải là những vật liên quan trực tiếp và có thể đưa ra trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự đó.

 các trang cá cược game bàiuy tín

Hình 2. Thu thập chứng cứ

5. Giao nộp chứng cứ

  • Sau khi hoàn tất việc xác định và thu thập chứng cứ được, đương sự tiến hành giao nộp lại chứng cứ cho Tòa án, tuy nhiên việc giao nộp này phải đảm bảo được thời gian tố tụng mà pháp luật quy định. Theo quy định tại khoản 4 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc sẽ ấn định thời hạn giao nộp chứng cứ và thời hạn đó không được vượt quá thời hạn mà pháp luật quy định.
  • Về hình thức giao nộp chứng cứ, đương sự có thể giao nộp cho Tòa án bằng các con đường khác nhau như: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho người khác nộp thay mình. Việc giao nộp phải được lập thành văn bản thể hiện tên gọi, nội dung, hình thức của chứng cứ và có sự xác nhận của người giao nộp, người nhận tại Tòa án có thẩm quyền theo khoản 2 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Có thể thấy rằng, chứng cứ trong tố tụng dân sự là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định kết quả của quá trình giải quyết vụ việc dân sự, qua đó quyết định được quyền và lợi ích của mình có được bảo vệ hay không. Do đó, khi tham gia tố tụng dân sự, đương sự và những người có liên quan cần nắm chắc được những thông tin về chứng cứ để vụ việc được giải quyết một cách công tâm nhất.

Tham khảo thêm bài viết:

Những vấn đề cần lưu ý về hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Tham khảo thêm bài viết: Những vấn đề cần biết về việc ủy quyền.

Xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.
Quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về quy định chung về chứng cứ trong tố tụng dân sự. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: