ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN THƯƠNG HIỆU
NĂM 2022 NHƯ THẾ NÀO?
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn bảo hộ thương hiệu.
Đăng ký bản quyền thương hiệu được coi là một trong những dịch vụ cung cấp chính tại Công ty Luật TNHH Thịnh Trí. Đây là việc nhằm bảo đảm quá trình sử dụng thương hiệu là đúng pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Bài viết này Luật Thịnh Trí sẽ cung cấp cho quý khách một số nội dung cơ bản về đăng ký bản quyền thương hiệu, cũng như lợi ích của đăng ký bản quyền thương hiệu.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu.
2. Tại sao phải đăng ký bản quyền thương hiệu.
3. Một số khó khăn thường gặp khi thiết kế và lựa chọn thương hiệu để đăng ký.
- Bước 1: Lựa chọn thương hiệu, thiết kế thương thương hiệu để đăng ký bản quyền
- Khi tiến hành thiết kế thương hiệu, quý khách nên lưu ý không chọn những mẫu thiết kế thương hiệu quá đơn giản, không có tính phân biệt hoặc những mẫu thiết kế có cụm từ đơn giản, được ứng dụng, sử dụng hàng ngày.
- Bước 2: Tra cứu thương hiệu để đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu độc quyền trước khi nộp đơn
- Sau khi hoàn thành bước thiết kế và lựa chọn mẫu thiết kế thương hiệu cần đăng ký, quý khách hàng có thể tiến hành bước tra cứu thương hiệu, nhằm đánh giá khả năng có thể đăng ký thương hiệu trước khi tiến hành nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Điều này sẽ tránh được các trường hợp như: Thương hiệu sẽ bị từ chối do trùng hoặc tương tự với thương hiệu đã được đăng ký trước đó.
→ Xem thêm bài viết : Cách kiểm tra nhãn hiệu có bị trùng hay không?
- Bước 3: Soạn thảo tài liệu, hồ sơ để đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Hồ sơ để đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ. Hồ sơ bao gồm:
- File chứa mẫu thương hiệu
- Tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu (mẫu của Cục sở hữu trí tuệ)
- Mẫu thương hiệu dự định đăng ký (số lượng 05 mẫu)
- Một bản ủy quyền đăng ký (01 bản gốc) nếu quý khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký.
- Bước 4: Nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi đăng ký bản quyền thương hiệu
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, hồ sơ để đăng ký bản quyền thương hiệu, chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền sẽ tiến hành nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu
- Đơn đăng ký, hồ sơ đăng ký sau khi nộp sẽ được thẩm định qua các giai đoạn trước khi được Cục sở hữu trí tuệ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp bị từ chối, Cục sở hữu trí tuệ sẽ nêu rõ lý do từ chối.
→ Tham khảo thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được tính từ thời điểm nào?
- Vì sao phải tiến hành đăng ký bản quyền thương hiệu? Bởi thương hiệu sẽ tạo nên sử phát triển lâu dài cho một doanh nghiệp, nó giúp cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được người tiêu dùng biết tới nhiều hơn, đồng thời tạo được sự tin tưởng cao. Cũng vì lẽ đó, các đối thủ cạnh tranh trên thương trường sẽ tìm cách đạo nhái thương hiệu của doanh nghiệp, điều này làm cho thương hiệu giảm được uy tín, chất lượng. Trong trường hợp xấu nhất, nếu đối thủ cạnh tranh lấy thương hiệu của doanh nghiệp đi đăng ký độc quyền thương hiệu trước, thì doanh nghiệp từ người khởi lập thương hiệu sẽ thành người vi phạm pháp luật vì sử dụng thương hiệu của người khác trái phép.
- Vì thể, việc đăng ký bản quyền thương hiệu là vấn đề cấp thiết, quan trọng của mỗi cá nhân, tổ chức.
- Căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định quyền thương hiệu hay nhãn hiệu sẽ phát sinh khi có đăng ký và đăng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, không giống như quyền tác giả được bảo hộ tự động.
- Chủ sở hữu được sử dụng độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
- Đăng ký bảo hộ chính là cơ sở pháp lý nhằm mục đích được pháp luật bảo vệ thương hiệu trước những tranh chấp có thể xảy ra.
- Khi có giấy chứng nhận thì các quyền lợi về kinh tế như chuyển nhượng thương hiệu, nhượng quyền thương hiệu mới được phép thực hiện.
- Do đó, để bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quý khách hàng có thể tự nhiên tiến hành thu thập các thông tin, dữ liệu, lập hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn thì quý khách hàng nên lựa chọn dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu của đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp, ví dụ như Công ty Luật TNHH Thịnh Trí.
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Một số khó khăn thường gặp khi bảo hộ thương hiệu.
- Quy trình tiến hành đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua rất nhiều bước, mỗi bước thực hiện đều có một số khó khăn cho doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không am hiểu về pháp luật. Dưới đây là một số khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi tiến hành đăng ký bản quyền thương hiệu:
- Việc lên ý tưởng thiết kế thương hiệu được xem là bước đầu đầy gian nan của khá nhiều doanh nghiệp. Bởi, không phải bất kỳ logo nào cũng sẽ có đủ điều kiện để đăng ký, logo mà doanh nghiệp thiết kế có thể bị trùng hoặc tương tự dễ gây nhầm lẫn với những logo khác hoặc trùng với hình ảnh của Quốc huy, quốc kỳ của quốc gia, hoặc các biểu tượng, huy hiệu, cờ,… của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Khó khăn trong các bước chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp doanh nghiệp tự mình nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng phải tự mình tìm hiểu các danh mục hồ sơ đăng ký. Trong quá trình soạn thảo hồ sơ thì doanh nghiệp hầu như chưa có kinh nghiệm trong việc soạn thảo các hồ sơ liên quan đến đăng ký thương hiệu, không biết cách phân nhóm các sản phẩm/dịch vụ hoặc cách thức mô tả như thế nào cho đúng và đủ.
- Khó khăn trong quá trình theo dõi tình trạng hồ sơ. Doanh nghiệp phải theo dõi thường xuyên tình trạng hồ sơ để kịp thời gửi các văn bản tới cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp cấp thiết.
- Đây hầu như là những khó khăn mà đa số các doanh nghiệp thường gặp, điều này làm một số doanh nghiệp e ngại trong việc đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể ủy quyền có đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu của đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp, ví dụ như Công ty Luật TNHH Thịnh Trí. Các đơn vị này sẽ nhân danh doanh nghiệp hoàn tất tất cả các thủ tục cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký thương hiệu, trực tiếp làm việc với cơ quan nhà nước, kịp thời bổ sung tài liệu để các cơ quan trong trường hợp cấp thiết.
- Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến đăng ký bản quyền thương hiệu, lợi ích của việc đăng ký bản quyền thương hiệu, cũng như lợi ích của việc đăng ký bản quyền thương hiệu. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho khách hàng.
→ Tham khảo thêm:
➤ Giấy ủy quyền đăng ký thương hiệu cần đáp ứng các yêu cầu nào?
➤ Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.
➤ Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
➤ Nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu?
- Để tìm hiểu thêm dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365