HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
CÓ PHẢI CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC?
Trong công tác quản lý nghĩa vụ đóng thuế đối với các giao dịch cho thuê nhà, Cơ quan thuế luôn yêu cầu nộp hợp đồng thuê nhà có công chứng, chứng thực. Thực tế và quy định pháp luật về giao dịch cho thuê nhà có bắt buộc phải công chứng, chứng thực ?
Ảnh minh họa
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở.
2. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.
3. Vấn đề pháp lý liên quan.
4. Ý nghĩa về việc Công chứng, chứng thực hợp đồng về nhà ở.
- Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở:
- Căn cứ, khoản 2, Điều 122, Luật Nhà ở năm 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:
- Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
- Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
- Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:
- Trên thực tế có nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng lại có quy định khác nhau. Do đó, căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
-
Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng, chứng thực?
- Căn cứ pháp luật hiện hành quy định hợp đồng cho thuê nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, nhưng các bên giao kết hợp đồng cần tìm hiểu ý nghĩa của việc công chứng và chứng thực, đặc biệt là hệ quả pháp lý của việc đó, từ đó căn cứ vào nhu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của mình; căn cứ vào tính chất phức tạp, tiên lượng mức độ rủi ro… để quyết định có cần thiết, hay không cần thiết yêu cầu công chứng, chứng thực.
- Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng cho thuê nhà ở có tranh chấp, mà môt trong hai bên khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, thì việc xét xử sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
- Việc không công chứng hợp đồng thuê nhà ở không có nghĩa các bên lợi dụng việc này để thỏa thuận trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ thuế. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp, nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật. Kê khai thuế và nộp thuế là nghĩa vụ của bên cho thuê nhà. Nếu bên thuê nhà có hành vi trốn tránh nghĩa vụ thuế sẽ bị áp dụng các chế tài do luật định. Để phù hợp với quy định không bắt buộc công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà ở trong văn bản pháp luật mới và nhằm quản lý thuế chặt chẽ hơn, trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền sẽ có hướng dẫn chi tiết về việc kê khai và nộp thuế đối với các trường hợp cho thuê nhà với quy mô nhỏ, không thường xuyên.
-
- Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; công chứng viên phải chịu trách nhiệm về nội dung của hợp đồng, giao dịch, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình, bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong quá trình hành nghề công chứng nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Chứng thực là việc là việc UBND cấp xã chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.
→ Tham khảo thêm:
➤ Tranh chấp đất đai hòa giải không thành thì bao lâu được khởi kiện?
➤ Công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đâu?
➤ Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?
➤ Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?
- Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365