các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Hợp đồng thuê tài sản theo quy định của pháp luật

Hợp đồng thuê tài sản theo quy định của pháp luật

28/01/2022


HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Hợp đồng thuê tài sản

Hình 1. Hợp đồng thuê tài sản

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm và hình thức hợp đồng thuê tài sản.

2. Đặc điểm hợp đồng thuê tài sản.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản.

3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê tài sản.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản.

4. Các lưu ý cần biết khi giao kết hợp đồng thuê tài sản.

  Hợp đồng thuê tài sản là một loại hợp đồng phổ biến trong cuộc sống được cá nhân, tổ chức giao kết khi có nhu cầu sử dụng tài sản của người khác trong một khoảng thời gian và nhằm một số mục đích nhất định.

1. Khái niệm và hình thức hợp đồng thuê tài sản

  • Tương tự như các loại hợp đồng khác, theo Điều 472 BLDS 2015 hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho thuê giao tài sản và chuyển quyền sử dụng cho bên thuê trong một thời gian nhất định. Khi hết hạn của hợp đồng, bên thuê phải trả lại tài sản mà mình đã thuê và tiền thuê.
  • Hình thức hợp đồng thuê tài sản có thể là văn bản, lời nói và hành vi cụ thể tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng đó. Với những đối tượng là tài sản mà nhà nước kiểm soát khi chuyển nhượng (bất động sản) hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải xem xét các quy định pháp luật có liên quan. Nếu có quy định thì hợp đồng thuê tài sản phải có công chứng hoặc chứng thực hoặc phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đặc điểm hợp đồng thuê tài sản

  • Hợp đồng thuê tài sản là khái niệm có vẻ học thuật nhưng thực tế hoạt động thuê tài sản được diễn ra vô cùng phổ biến hàng ngày. Về cơ bản, một hợp đồng thuê tài sản mang những đặc điểm dưới đây:
  • Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng thuê tài sản phải là vật đặc định và không tiêu hao bởi nghĩa vụ của bên thuê tài sản khi hết hạn của hợp đồng là phải trả lại đúng tình trạng, giá trị của tài sản đã thuê.
  • Thứ hai, hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng có đền bù. Có thể thấy, sau khi hết hạn hợp đồng, bên thuê hoàn trả tài sản và tiền thuê, như vậy khoản tiền mà bên thuê tài sản phải trả chính là khoản đền bù. Nếu các bên thỏa thuận không trả tiền thì khi đó, đây là hợp đồng mượn tài sản, do đó, hợp đồng thuê luôn là hợp đồng đền bù.
  • Thứ ba, hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng song vụ bởi các bên tham gia hợp đồng đều có những nghĩa vụ nhất định. Cụ thể: bên thuê tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản thuê và tiền thuê như đã thoả thuận và bên cho thuê có nghĩa vụ giao sản đúng thỏa thuận và đúng quy định pháp luật cho bên thuê.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản

  • Hợp đồng là một trong các căn cứ xác lập quyền dân sự, hợp đồng thuê tài sản khi được giao kết cũng tạo ra các các quyền và nghĩa vụ tương ứng cho các bên liên quan.

3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê tài sản

  • Quyền của bên thuê tài sản:
  • Sau khi hợp đồng thuê tài sản có hiệu lực, bên thuê tài sản có quyền sử dụng tài sản đó một cách ổn định và giá trị tài sản được đảm bảo theo đúng thỏa thuận.
  • Ngoài ra, theo Điều 475 BLDS 2015 bên thuê tài sản có quyền cho thuê lại tài sản nếu có sự đồng ý của bên cho thuê. Như vậy, nếu muốn cho thuê lại tài sản, bên cho thuê mặc dù có quyền nhưng không được tự ý sử dụng quyền này mà phải được sự đồng ý của bên cho thuê. Do đó, các bên cần lưu ý bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau trong tình huống này nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra.
  • Nghĩa vụ của bên thuê tài sản:
  • Vì hợp đồng thuê tài sản chỉ làm phát sinh quyền sử dụng của bên thuê và chủ sở hữu vẫn là bên cho thuê, do đó, bên thuê có trách nhiệm 04 nghĩa vụ chính:
    • Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê:
  • Bên thuê phải giữ gìn tài sản thuê trong quá trình sử dụng, theo đó bên thuê phải bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
  • Tuy nhiên, bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê. Sự miễn trừ trách nhiệm này là hợp lý vì hao mòn tự nhiên hoàn toàn là yếu tố khách quan không thể tránh khỏi trong quá trình sử dụng dù việc bảo quản có cẩn thận đến thế nào đi nữa.
  • Ngoài ra, bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
    • Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích: Quy định này yêu cầu bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
  • Từ đó, Bộ luật dân sự cũng đặt ra hậu quả pháp lý cho hành vi vi phạm nghĩa vụ này đó là: bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều này xuất phát từ tính chất tài sản thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, do đó việc sử dụng tài sản phải tuân thủ thỏa thuận và có sự đồng ý của chủ sở hữu.
    • Nghĩa vụ trả tiền thuê: Việc trả tiền thuê là nghĩa vụ quan trọng của bên thuê và là mục đích chính của hợp đồng thuê tài sản. Theo đó, bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận.
  • Trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không có tập quán về vấn đề trên thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
    • Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê: Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
  • Không chỉ cần trả đúng tình trạng tài sản mà bên thuê phải có nghĩa vụ trả đúng thời hạn. Nếu bên thuê chậm trả, bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản

  • Nói về quyền của bên cho thuê, tương ứng với nghĩa vụ của bên thuê, ta có thể tổng quát chúng sẽ bao gồm 02 nội dung chính là quyền đòi lại tài sản và quyền đòi tiền thuê sau khi hết hạn hợp đồng.
  • Tất nhiên, đi cùng quyền lợi thì bên cho vay cũng cần thực hiện một số nghĩa vụ để việc thực hiện hợp đồng diễn ra suôn sẻ, cụ thể:
  • Giao tài sản cho bên thuê đúng thỏa thuận (về số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó).
  • Bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
  • Bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.

 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản

Hình 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản

4. Các lưu ý cần biết khi giao kết hợp đồng thuê tài sản

  • Hợp đồng thuê tài sản có những lưu ý cần biết để tránh việc tranh chấp cũng như trái pháp luật.
  • Thứ nhất, về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê: Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
  • Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng.
  • Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn mà bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Ngược lại, bên thuê cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định.
  • Thứ hai, về việc hưởng lợi ích từ tài sản thuê là gia súc:
  • Bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.
  • Như vậy, các bên cần cân nhắc quy định rõ ràng về việc chia lợi ích cũng như chịu thiệt hại trong quá trình sử dụng tài sản là gia súc trong hợp đồng nếu muốn chủ động trong vấn đề này.

Tham khảo thêm bài viết:

Những vấn đề cần lưu ý về hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng mượn tài sản.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về quy định chung về hợp đồng thuê tài sản. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: