các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Khi nào được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động?

Khi nào được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động?

10/08/2022


KHI NÀO ĐƯỢC CHUYỂN NGƯỜI LAO ĐỘNG
LÀM CÔNG VIỆC KHÁC SO VỚI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?

Các trường hợp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Hình 1. Các trường hợp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

  • Khi ký kết hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải thỏa thuận cụ thể công việc mà người lao động cần phải làm. Tuy nhiên, pháp luật lao động cho phép chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong một số trường hợp nhất định.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Một số trường hợp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động?

2. Quy định về thời hạn được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

3. Người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động được hưởng lương như thế nào?

4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

5. Xử lý việc điều chuyển người lao động trái pháp luật như thế nào?

1. Một số trường hợp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động?

  • Hiện nay, pháp luật lao động có cho phép người sử dụng lao động được điều chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, có 04 trường hợp mà người sử dụng lao động được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:
  • Một là, trường hợp gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm;
  • Hai là, khi người sử dụng lao động buộc áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Ba là, khi xảy ra sự cố điện, nước;
  • Bốn là, xuất phát từ nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Đối với trường hợp này, người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy thì mới được phép chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

2. Quy định về thời hạn được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:

  • Người sử dụng lao động cần lưu ý về thời hạn chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định:
  • Người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được nhiều hơn 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.
  • Trường hợp người sử dụng lao động muốn điều chuyển người lao động trong thời hạn nhiều hơn 60 ngày, thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
  • Khi hết thời hạn điều chuyển, nếu như người sử dụng lao động muốn người lao động làm việc luôn tại vị trí mới thì phải có sự đồng ý của người lao động. Các bên có thể thỏa thuận đồng ý thông qua các hình thức sau đây:
  • Các bên có thể thỏa thuận và ghi nhận tại Phụ lục Hợp đồng lao động. Trong đó, nội dung phụ lục sẽ quy định về việc chuyển công việc mới khác so với công việc ban đầu.
  • Các bên có thể thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động mới. Lúc này, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động ban đầu và sau đó ký hợp đồng lao động mới.
  • Thế nhưng, trong trường hợp ngược lại, khi hết thời hạn điều chuyển, người sử dụng lao động muốn người lao động làm việc luôn tại vị trí mới nhưng người lao động không đồng ý mà vẫn muốn tiếp tục làm công việc cũ thì hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã giao kết ban đầu. Lúc này:
  • Người sử dụng lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này.
  • Trái lại, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người sử dụng lao động không bố trí công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc như đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

3. Người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động được hưởng lương như thế nào?

  • Tiền lương là khoản vật chất của người lao động do người sử dụng lao động chi trả và phải được thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng lao động. Trong trường hợp người lao động bị điều chuyển làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì tiền lương sẽ được tính theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, người lao động sẽ trả lương theo công việc mới với điều kiện:
  • Thứ nhất, tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
  • Thứ hai, nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
  • Cần phải lưu ý rằng: Nếu người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019.

4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:

  • Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.
  • Nội dung mà người sử dụng lao động cần phải thông báo phải bao gồm:
  • Thời hạn mà người lao động phải tạm thời làm công việc khác;
  • Kế hoạch, phương án bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

 Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Hình 2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

5. Xử lý việc điều chuyển người lao động trái pháp luật như thế nào?

  Nếu người sử dụng lao động điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Theo đó, biện pháp xử lý đối với trường hợp này được quy định tại Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể, các mức xử phạt người sử dụng lao động khi có hành vi điều chuyển người lao động trái pháp luật quy định như sau:

  • Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà:
  • Không báo cho người lao động biết về việc điều chuyển trước 03 ngày làm việc; hoặc
  • Người sử dụng lao động không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc không bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
  • Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau đây:
  • + Thực hiện việc bố trí người lao động làm việc ở địa điểm không giống với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019;
  • + Thực hiện việc điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Các mức phạt nêu trên là mức phạt áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Riêng đối với tổ chức thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân (quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Tham khảo thêm bài viết:

Người sử dụng lao động điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Quy định về thời giờ nghỉ ngơi theo BLLĐ 2019.

Lưu ý về thử việc khi giao kết hợp đồng lao động.

Khi nào hợp đồng lao động bị vô hiệu?

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến hợp đồng lao động theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: