KHUNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
TỘI ĐE DOẠ GIẾT NGƯỜI
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Quy định về tội đe doạ giết người theo Bộ luật Hình sự.
2. Các yếu tố cấu thành Tội đe doạ giết người.
3. Tố giác hành vi đe dọa giết người.
Giết người là một hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, người thực hiện hành vi giết người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Và đe dọa giết người cũng là một hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người được pháp luật bảo vệ. Như vậy, đe dọa giết người là gì, khung hình phạt như thế nào? Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung này, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.
Tội đe doạ giết người (ảnh minh họa)
- Thực hiện hành vi đe dọa giết người là việc người phạm tội dùng những lời nói, hành động thể hiện việc người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người đối với người đó, hành vi này khiến cho người đó tin rằng mình sẽ bị giết vào thời điểm đó, nếu không thực hiện theo yêu cầu của người phạm tội.
- Theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội đe doạ giết người như sau:
- Người nào thực hiện hành vi đe dọa giết người, có đủ căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa giết người sẽ được thực hiện thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Người nào thực hiện hành vi đe dọa giết người đối với 02 người trở lên bằng nhiều hình thức khác nhau thì bị phạt từ từ 02 năm đến 07 năm.
- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi đe dọa giết người thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Trong trường hợp này, người phạm tội là những người đang giữ chức vụ hoặc làm việc trong cơ quan nhà nước, được giao quyền hạn thực hiện một nhiệm vụ nào đó nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đe dọa giết người.
- Người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa giết người đối với người đang thi hành công vụ (chẳng hạn như cán bộ, công chức, công an, quân nhân được giao nhiệm vụ điều tra, xử lý hành vi phạm tội) hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa giết người đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Với mục đích muốn che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác mà người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa giết người thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Các yếu tố cấu thành Tội đe doạ giết người (ảnh minh họa)
Các yếu tố cấu thành Tội đe doạ giết người như sau:
- Về chủ thể: Là người từ 16 tuổi trở lên, có đủ nhận thức, có năng lực trách nhiệm hình sự và làm chủ được hành vi của mình.
- Nếu chủ thể dưới 16 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe doạ giết người vì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tội hiếp dâm; tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; tội cưỡng dâm; tội giết người; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội mua bán người; tội mua bán người dưới 16 tuổi; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp tài sản; tội cướp giật tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản; tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; tội tổ chức đua xe trái phép; tội đua xe trái phép; tội khủng bố; tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia;tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, phương tiện điện tử, mạng máy tính; tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, phương tiện điện tử, mạng máy tính; tội xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, phương tiện điện tử, mạng máy tính của người khác; tội sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử, mạng máy tính thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
- Về mặt khách thể: Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công dân. Nhiều người bị đe dọa vì quá lo sợ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, thực hiện hành vi như tự tử, treo cổ, không tiếp xúc bên ngoài, không ăn không uống ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng và kinh tế.
- Về mặt chủ quan của tội phạm: Hành vi đe dọa giết người có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ ý chí của người thực hiện hành vi hoặc được người khác thuê để thực hiện hành vi, xuất phát từ hành động cố ý gián tiếp hoặc cố ý trực tiếp.
- Về mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi đe dọa giết người thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như sử dụng lợi nói, cách nhìn, cử chỉ, hành động nhằm mục đích đe dọa giết người, ví dụ như nhắn tin, gọi điện đe dọa, thực hiện hành động cầm dao kề cổ,... làm cho đối phương tin rằng mình sẽ bị giết. Đây là dấu hiệu giúp nhận biết tội danh này.
- Hậu quả của hành vi này là người bị đe dọa tin rằng mình sẽ bị chết vào thời điểm đó. Đã có rất nhiều trường hợp hậu quả xảy ra vượt ngoài tầm kiểm soát của người đe dọa, ví dụ như: vì bị đe dọa nhiều lần nên người đó cảm thấy sợ hãi nên đã tự tử hoặc có hành vi ngược lại là giết người đang đe dọa mình.
- Chính vì vậy, mối quan hệ nhân quả đối với hành vi này là làm cho người bị đe dọa tin và biết được hành vi giết người thực sự xảy ra với mình và cụ thể là hành vi gì. Còn người đe dọa cố ý cho người bị đe dọa thấy hành vi đe dọa hoặc cố ý để người khác nhìn thấy mà người phạm tội biết rằng người ấy sẽ thông tin lại cho người bị đe dọa biết về việc đe dọa giết người.
- Khi có đủ các yếu tố cấu thành tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người bị đe dọa có quyền tố giác tội phạm bằng hình thức lời nói hoặc Đơn tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Trường hợp tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Sau khi nhận được tin tố giác hoặc phát hiện tố giác của công dân phải thông báo bằng văn bản về tội phạm cho Cơ quan điều tra.
- Cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, khởi tố vụ án hình sự khi có đủ căn cứ chứng minh về hành vi đe dọa giết người theo quy định về tố tụng hình sự.
➤ Xem thêm:
➤ Hành vi cố ý giết người bị xử lý như thế nào theo quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành.
➤ Vô ý làm chết người là gì? Tội vô ý làm chết người bị xử lý như thế nào?
➤ Như thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội ?
➤ Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
- Trên đây là nội dung một số quy định về Khung hình phạt đối với tội đe doạ giết người của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.