KINH NGHIỆM GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN
NUÔI CON SAU KHI LY HÔN?
Hình 1. Luật Thịnh Trí – Tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Khi tiến hành ly hôn, ngoài việc phân chia tài sản giữa 2 vợ chồng thì vấn đề nuôi con là điều quan trọng nhất. Được gọi là tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn, loại tranh chấp này rất phổ biến giữa những cặp vợ chồng ly hôn. Nắm bắt được vấn đề khó khăn mà quý khách hàng đang gặp phải, bài viết này Luật Thịnh Trí sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm để bạn có thể giành quyền nuôi con.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn theo pháp luật hiện hành.
2. Kinh nghiệm giành quyền nuôi con.
Chứng minh thu nhập của bản thân có thể đảm bảo nuôi con đầy đủ.
Chứng minh bạn có thời gian để chăm sóc tốt cho con.
Chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống bạo lực với con.
Chứng minh bạn có những điều kiện khác tốt hơn cho con sau ly hôn.
- Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc chăm nom và nuôi dưỡng con sau khi ly hôn được tiến hành như sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn được quyền chăm sóc và nuôi dưỡng con chưa thành niên, con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, bị mất khả năng lao động không có tài sản để nuôi bản thân.
- Vợ, chồng sau khi ly hôn có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, người con lại phải có nghĩa vụ sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên vợ hoặc chồng (người đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định) trực tiếp nuôi phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì tòa án phải xem xét nguyện vọng của con.
- Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đáp ứng đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
➤ Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
- Ta có thể thấy, việc nuôi con sau khi ly hôn trước tiên vẫn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên. Nếu hai bên không thể thỏa thuận với nhau, có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
- Tuy nhiên, để công bằng mọi mặt về quyền lợi cho con, Tòa án sẽ xem xét các điều kiện của từng người, sau đó sẽ ra quyết định nên giao con cho ai nuôi dưỡng. Vì vậy, muốn giành quyền nuôi con bạn phải chứng minh đủ điều kiện nuôi con tại Tòa án.
Kinh nghiệm giành quyền nuôi con.
- Kết hôn là sự gắn kết tình yêu giữa hai con người, không ai trong chúng ta mong muốn hôn nhân của mình bị đứt gánh giữa đường. Tuy nhiên, khi hai vợ chồng không thể có tiếng nói chung trong cuộc sống, không cùng mục đích đắp xây hạnh phúc, thì ly hôn trong bình yên là điều nên làm để giải thoát cho nhau.
- Hệ quả của việc ly hôn trên phương diện pháp lý là chấm dứt quan hệ vợ chồng, tiến đến việc phân chia tài sản và nhân thân. Vậy ai là người có quyền nuôi con? Khi đã làm cha, mẹ ai cũng muốn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái thành người, bởi vậy tranh chấp quyền nuôi dưỡng con cái là tranh chấp rất hay xảy ra. Dưới đây là 5 kinh nghiệm của chúng tôi về việc giành quyền nuôi con, quý khách hàng có thể tham khảo:
- Cung cấp bằng chứng có lợi trước tòa cho thấy đối phương có lỗi trong việc dẫn đến ly hôn
- Khi ra tòa, bạn phải chứng minh đối phương có lỗi trong hôn nhân này, và đó là lý do dẫn đến việc ly hôn, bạn sẽ có lợi thế trong việc giành quyền nuôi dưỡng con.
- Bằng chứng bạn nên thu thập là những hành động thiếu đạo đức, bạo lực gia đình, không làm tròn trách nhiệm của người làm cha/làm mẹ, và những hành động đó khiến bạn không thể tiếp tục chung sống với đối phương.
- Trên thực tế, việc chứng minh được đối phương có lỗi dẫn đến việc ly hôn cũng góp phần giúp bạn giành những lợi thế đáng kể khi Tòa án phán xét quyền nuôi con.
- Bởi yếu tố đạo đức là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án ra quyết định giao quyền nuôi con cho ai. Một người cha/mẹ thiếu phẩm chất đạo đức, thường xuyên bạo lực thì không thể nuôi dưỡng và chăm sóc con cái.
- Các bằng chứng bạn có thể thu thập là:
- Video, hình ảnh về hành vi ngoại tình của vợ/chồng
- Video, hình ảnh vợ/chồng có những hành động bạo hành, thiếu đạo đức với con cái hoặc vợ/chồng
- Giấy tờ của đơn vị y tế chứng minh thương tích do hành vi bạo hành gây ra
- ….
- Yếu tố vật chất là cơ sở thứ 2 để Tòa án ra quyết định phán quyết quyền nuôi con. Người không có thu nhập ổn định khó có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho con. Vì vậy, người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái phải là người có điều kiện vật chất đảm bảo nuôi con.
- Bạn phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu của một đứa trẻ như:
- Nhu cầu ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Quần áo cần thiết và phải đủ ấm cho mùa lạnh
- Nhu cầu đến trường lớp để học tập
- Có nhà ở ổn định
- Những giấy tờ có thể chứng minh năng lực tài chính của bạn như: Bảng lương (bảng lương thu nhập phải ổn định hàng tháng), sổ bảo hiểm xã hội, doanh thu bán hàng, các thu nhập riêng khác,…
- Người nào có thu nhập nhiều hơn thì người đó sẽ có lợi. Tất nhiên, nếu bạn không thể chứng minh năng lực tài chính của bạn thân, tòa án sẽ xem xét bạn không đủ điều kiện để nuôi con đầy đủ, điều này chắc chắn sẽ là bất lợi trong việc giành nuôi con.
➤ Những điều cần biết về việc ly hôn
- Đi kèm với thu nhập mức đầy đủ cho con, bạn còn phải chứng minh mình có thời gian để chăm sóc và nuôi dưỡng con. Bắt buộc người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có thời gian dành cho con. Bởi để một đứa trẻ được phát triển đầy đủ không chỉ có mặt vật chất mà phải có yếu tố tinh thần.
- Nếu có kinh tế nhưng lại không thể có thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng và gần gũi con thì Tòa án khó có thể giao quyền nuôi con cho bạn chăm sóc. Vậy nên, nếu như đối phương là thường xuyên phải đi công tác, làm xa nhà, hoặc không về nhà đều đặn, không có thời gian quan tâm chăm sóc con, thì đây là lợi thế cho bạn giành quyền nuôi con trong cuộc chiến này.
- Trong trường hợp đối phương có năng lực tài chính hơn bạn nhưng nếu bạn chứng minh họ không có đủ thời gian chăm sóc và trực tiếp nuôi con thì đó là bất lợi của họ. Trên Tòa án bạn có thể nêu các bằng chứng chứng minh thời gian làm việc của bạn hàng tuần, hàng tháng, tính chất công việc không phải đi xa nhà, và có đầy đủ thời gian để quan tâm chăm sóc con.
- Nhân cách sống là điều cực kỳ quan trọng, người được trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con phải là người thực sự yêu thương và dành nhiều tình cảm cho con.
- Trong trường hợp này bạn phải chứng minh đối phương trong thời gian chung sống thường xuyên có những hành động bạo lực với con về thể xác hoặc tinh thần, có thể thường xuyên đánh đập con cái dẫn đến thương tích trên cơ thể, chửi bới những lời lẽ xúc phạm, thiếu văn minh, đạo đức. Ngoài ra, bạn có thể chứng minh được đối phương không có cử chỉ quan tâm, lo lắng cho con cái, trong thời gian chung sống đối phương không hề làm tốt trách nhiệm của bậc làm cha/mẹ, điều này sẽ giúp bạn giành được lợi thể rất nhiều.
- Yếu tố vật chất là một trong những yếu tố quan trọng khi Tòa án phán quyết quyền nuôi con. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố quyết định.
- Điều đó có nghĩa dù đối phương có năng lực tài chính tốt hơn, bạn vẫn có thể giành quyền nuôi con. Điều kiện tài chính đảm bảo mà pháp luật nhắc tới không phải là yêu cầu cho con có cuộc sống chất lượng cao, đầy đủ mọi thứ.
- Vậy nên, ngoài yếu tố về tài chính bạn phải chứng minh được khả năng nuôi dưỡng, thời gian chăm sóc con tốt hơn đối phương. Nếu chứng minh được những yếu tố này, bạn sẽ giành lợi thế tuyệt đối khi Tòa án phán quyết quyền nuôi con.
→ Tham khảo thêm:
→ Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
→ Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
→ Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
→ Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.
- Trên đây là những kinh nghiệm thực tế khi chúng tôi tư vấn giải quyết việc giành quyền nuôi con cho khách hàng. Để bảo đảm nhận được quyền nuôi con bạn phải chứng minh 2 điều kiện cần và đủ là kinh tế và thời gian chăm sóc lo lắng cho con cái, có như vậy bạn mới có lợi thế tuyệt đối trong tranh chấp nuôi con. Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho bạn. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về việc ly hôn, phân chia tài sản sau khi ly hôn, xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365