các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Làm thế nào để giành quyền nuôi con với bố mẹ chồng khi đã ly hôn nhưng chồng mất

Làm thế nào để giành quyền nuôi con với bố mẹ chồng khi đã ly hôn nhưng chồng mất

15/03/2022


LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

VỚI BỐ MẸ CHỒNG KHI ĐÃ LY HÔN NHƯNG CHỒNG MẤT

Tư vấn các trường hợp giành quyền nuôi con

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các trường hợp giành quyền nuôi con

  Tranh chấp tài sản và giành quyền nuôi con là vấn đề thường gặp trong cuộc sống hôn nhân. Trong trường hợp đặc biệt, khi ba hoặc mẹ mất thì liệu ông bà nội, ông bà ngoại có được giành quyền nuôi con với ba hoặc mẹ còn sống của đứa trẻ hay không? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Cha mẹ chồng có được giành quyền nuôi con khi chồng chết không?

2. Làm sao để người mẹ có thể giành quyền nuôi con khi chồng đã chết?

3. Làm sao để giành lại quyền nuôi con khi chồng chết?

1. Cha mẹ chồng có được giành quyền nuôi con khi chồng chết không?

  • Căn cứ khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã khẳng định rằng: Cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, cùng chăm sóc, nuôi dưỡng con cái chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản để có thể tự nuôi mình.
  • Theo quy định trên thì cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái của mình.
  • Khi vợ chồng ly hôn, căn cứ tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì cha, mẹ có thể tự thỏa thuận với nhau về việc người trực tiếp nuôi con hoặc yêu cầu Tòa án quyết định giao con cho một trong hai bên nuôi dưỡng, bên con lại không trực tiếp nuôi dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng và được thăm nom con cái mà không có một cá nhân, tổ chức nào có quyền ngăn cấm.
  • Đồng thời, trong trường hợp người trực tiếp nuôi con khi xét thấy không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái thì sẽ tiến hành thay đổi người nuôi con. Đặc biệt, căn cứ khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định: Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện để có thể trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
  • Về quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cháu của ông bà nội, ngoại; căn cứ điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trong việc chăm nom, giáo dục cháu khi cháu không có người nuôi dưỡng (cháu không còn cha, mẹ hoặc cha mẹ xét thấy không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, giáo dục cháu, cháu cũng không có anh, chị, em có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, giáo dục).
  • Từ quy định trên ta thấy, việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con dù trong bất kỳ trường hợp nào thì quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng ấy đều thuộc về cha và mẹ. Nếu một trong hai người cha hoặc mẹ không may mất thì người còn lại còn sống phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên nhưng không có năng lực hành vi dân sự, con không có tài sản để tự nuôi sống mình.
  • Như vậy, có thể thấy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng con dù là có ly hôn hay không là quyền và nghĩa vụ của cha và mẹ. Nếu chỉ có một người, cha hoặc mẹ mất thì người còn lại có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không tự nuôi dưỡng bản thân.
  • Ông bà nội hay ông bà ngoại chỉ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu trong 2 trường hợp sau:
  • Cả cha và mẹ cháu đều không có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu hoặc cả hai đều chết.
  • Người cháu không còn hoặc không có anh, chị, em có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.

Tham khảo thêm: Những quy định cần biết về giành quyền nuôi con sau ly hôn.

2. Làm sao để người mẹ có thể giành quyền nuôi con khi chồng đã chết?

  • Điều kiện để người mẹ có giành lại quyền nuôi con từ cha mẹ chồng
  • Như đã trình bày phía trên, việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con là quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng dù cho bất cứ trường hợp nào xảy ra. Vậy nên, nếu một trong hai bên vợ hoặc chồng sau khi ly hôn mà chết thì người con lại phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
  • Đồng nghĩa với việc khi chồng không may mất đi thì người vợ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, trừ các trường hợp sau:
  • Người vợ (mẹ) bị hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên: Bị kết án về các tội danh xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý; có lối sống đồi trụy; phá tán tài sản của con,…
  • Người vợ (mẹ) không còn đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Làm sao để giành lại quyền nuôi con khi chồng chết?

 Tư vấn giành quyền nuôi con với cha mẹ chồng khi chồng mất

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn giành quyền nuôi con với cha mẹ chồng khi chồng mất

  • Khi chồng đột ngột qua đời, cha mẹ chồng không cho con dâu nuôi cháu là một trường hợp rất phổ biến và thường gặp trong xã hội ngày nay. Và khi người mẹ muốn giành quyền nuôi con thì bị cha mẹ chồng gây khó dễ.
  • Trong những trường hợp này, người mẹ phải thực hiện các biện pháp sau:
  • Thứ nhất: Cần nêu cụ thể các quy định pháp luật liên quan đến quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái khi cha mẹ ly hôn và khi người cha mất. Trong trường hợp này người mẹ phải nêu được các vấn đề như sau:
  • Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con các là của cha, mẹ. Sau khi ly hôn, một trong hai người là cha hoặc mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con chung. Đồng nghĩa với việc khi người cha chết thì người mẹ sẽ có toàn quyền về trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái của mình.
  • Ông bà nội hoặc ông bà ngoại chỉ có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc cháu khi cha, mẹ của cháu đều không còn hoặc cả cha và mẹ đều không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền nuôi con; hoặc cháu không có anh, chị, em có đủ điều kiện nuôi dưỡng.
  • Thứ hai: Nếu như người mẹ không thể thực hiện cách thứ nhất thì có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con khi chồng đã mất như sau:
  • Chuẩn bị hồ sơ: Đơn yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con; quyết định hoặc bản án ly hôn; CMND/CCCD; giấy khai sinh của con; giấy chứng tử của chồng,..
  • Tòa án giải quyết theo căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 35 và điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
  • Sau khi đã được tòa án giải quyết thì người mẹ có quyền liên hệ với gia đình chồng để đưa con về chăm sóc và nuôi dưỡng.

Tham khảo thêm:
Dịch vụ luật sư giải quyết và tư vấn ly hôn.
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

  • Bài viết trên Luật Thịnh Trí đã trình bày các cách thức để người mẹ có thể giành quyền nuôi con từ cha mẹ chồng khi chồng mất. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Khuyến cáo, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được các Luật sư tư vấn trực tiếp và nhanh nhất:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365