các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021

27/12/2021


MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 2021

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.

3. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp.

4. Phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021 (ảnh minh họa)

  Mỗi tháng, ngoài khoản tiền đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội thì người lao động cũng như doanh nghiệp phải trích một khoản tiền để đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định hiện hành thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và người sử dụng lao động là bao nhiêu?

1. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

  Không chỉ người lao động mà người sử dụng lao động cũng là đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:

  • Đối với người lao động:
  • Người lao động làm việc theo những hợp đồng việc làm hoặc hợp đồng việc làm sau đây thì thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
    • Người lao động làm việc theo hợp đồng việc làm hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
    • Người lao động làm việc theo hợp đồng việc làm hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  • Ngoài ra, người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người lao động đang làm việc hoặc giao kết nhiều loại hợp đồng.
  • Người lao động là người giúp việc hoặc người đang hưởng lương hưu thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
  • Đối với người sử dụng lao động
  • Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm bất nghiệp bao gồm:
  • Đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;
  • Tổ chức nước ngoài, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Tổ chức chính trị, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội;
  • Hộ kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức khác, tổ hợp tác và cá nhân có sử dụng, thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng làm việc.

2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động

  • Hiện nay, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm như sau:
  • Mức đóng của người lao động = 1% x Tiền lương tháng đóng BHTN
  • Trong đó, tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
  • Đối với NLĐ hưởng lương do Nhà nước quy định
  • Tiền lương tháng để đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc gồm:
  • Tiền lương theo bậc, cấp bậc quân hàm và ngạch.
  • Các loại phụ cấp: Phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
  • Trường hợp mức tiền lương tháng mà người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp.
  • Mức lương cơ sở hiện nay là 1,4 triệu đồng/tháng.
  • Đối với NLĐ hưởng lương do NSDLĐ quyết định
    • Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
    • Trong đó, tiền lương tháng đóng BHXH của người người lao động phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động để đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn so với 20 tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng BHTN.
    • Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể:


Tiền lương tháng đóng BHTN (ảnh minh họa)

3. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp

  • Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm như sau:
  • Mức đóng của doanh nghiệp = 1% x Quỹ tiền lương tháng của NLĐ tham gia BHTN
  • Vì ảnh hưởng của dịch bên Covid-19 nên Chính phủ đã có Nghị quyết 116/NĐ-CP để hỗ trợ người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Theo đó, Nghị quyết này đã giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống còn 0% quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động ( trừ các tổ chức, cơ quan, đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên)
  • Như vậy, doanh nghiệp nêu trên sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 (12 tháng).
  • Doanh nghiệp trích từ quỹ tiền lương tỷ lệ như sau để đóng bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2021:

4. Phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động

  • Mỗi tháng, người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp vào Qũy bảo hiểm thất thất nghiệp theo mức được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm và trích tiền lương của từng người lao động tại Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm để đóng cùng một lúc.
  • Nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm như sau:
    • Trong trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức, đơn vị, cơ quan được ngân sách nhà nước bảo đảm phân bổ kinh phí hoạt động thường xuyên thì được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của tổ chức, đơn vị, cơ quan theo quy định và ngân sách nhà nước ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp.
    • Người sử dụng lao động là tổ chức, đơn vị, cơ quan được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên thì được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của tổ chức, đơn vị, cơ quan theo quy định và ngân sách nhà nước ngân sách nhà nước bảo đảm cho một số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Người sử dụng lao động tự bảo đảm theo quy định đối với phần bảo hiểm thất nghiệp phải đóng còn lại.
    • Trong trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hạch toán vào chi phí kinh doanh, dịch vụ, sản xuất trong kỳ.
    • Trong trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khác thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức, đơn vị, cơ quan theo quy định.

Xem thêm:
Các trường hợp được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần.
Hợp đồng lao động là gì?
Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động hiện nay?
 Những điểm mới về lương, thưởng theo Bộ luật lao động 2019.

  • Trên đây là nội dung Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021 mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.