Thứ 2 - 7 8:00 AM - 17:00 PM
Trang chủ / Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương theo hợp đồng lao động cho người lao động mới nhất hiện nay
04/06/2022
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động.
2. Trường hợp doanh nghiệp được chậm trả lương cho người lao động.
3. Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương theo hợp đồng lao động cho người lao động.
4. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng khi doanh nghiệp chậm trả lương.
Trong những năm gần đây, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh gặp khó khăn về tài chính dẫn đến người lao động bị chậm trả lương. Vậy doanh nghiệp được nợ lương trong thời gian bao lâu? Sau thời gian đó, doanh nghiệp nợ lương người lao động thì bị xử lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung này, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.
Nguyên tắc trả lương cho người lao động (ảnh minh họa).
Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương (ảnh minh họa).
1. Doanh nghiệp có một trong những hành vi: Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng; không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định; không tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng; không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau; không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức thì bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
2. Doanh nghiệp có một trong các hành vi: không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì bị phạt tiền như sau:
- Vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng;
- Vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng;
- Vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng;
- Vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng;
- Vi phạm từ 301 người lao động trở lên bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
3. Doanh nghiệp có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định thì bị phạt tiền như sau:
- Vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng;
- Vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng;
- Vi phạm từ 51 người lao động trở lên bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng.
➤ Xem thêm:
➤ Lương tháng 13 là gì? Có bắt buộc trả lương tháng 13 cho người lao động?
➤ Những điều NLĐ cần biết về tiền lương quy định tại BLLĐ 2019.
➤ Các trường hợp được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần.
➤ Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động hiện nay?