NĂM 2022, CÓ MẤY LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Năm 2022, có mấy loại hợp đồng lao động?
2. Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì xử lý thế nào?
3. Có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động không?
4. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động.
5. Không ký hợp đồng lao động, doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nhiều người lao động, thậm chí là người sử dụng lao động vẫn đang nhầm tưởng rằng hiện nay vẫn còn 03 loại hợp đồng lao động. Thông qua bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.
Năm 2022, có mấy loại hợp đồng lao động? (Hình minh họa).
- Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì năm 2022 hợp đồng lao động được giao kết theo một trong 02 loại dưới đây:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là loại hợp đồng mà trong đó người lao động và người sử dụng lao động xác định thời điểm, thời hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng lao động trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng lao động có hiệu lực.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là loại hợp đồng mà trong đó người lao động và người sử dụng lao động không xác định thời điểm, thời hạn mà hợp đồng lao động chấm dứt hiệu lực.
- Trước đây, tại Bộ luật Lao động 2012 thì hợp đồng lao động gồm có 03 loại sau đây:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động theo một số công việc nhất định hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng.
- Như vậy, so với quy định trước đây thì Bộ luật Lao động 2019 chỉ còn lại 02 loại hợp đồng lao động mà không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ.
- Khi người lao động tiếp tục làm việc khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn thì thực hiện như sau:
- Người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn; Quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới sẽ được thực hiện theo hợp đồng lao động đã giao kết.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn đã giao kết sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng mới.
- Chỉ được ký thêm 01 lần hợp đồng lao động mới đối với trường hợp hai bên đã ký hợp đồng lao động trước đó, sau đó nếu như người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì không ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn mà ký kết hợp đồng không xác định thời hạn, trừ các trường hợp sau:
- Hợp đồng lao động đối với người được doanh nghiệp thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
- Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019.
- Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo giấy phép lao động được quy định tại khoản 2 Điều 151 của Bộ luật Lao động 2019.
- Trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 177 của Bộ luật Lao động 2019.
Có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động không? (Hình minh họa).
- Theo Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc giao kết nhiều hợp đồng lao động như sau:
- Trong trường hợp người lao động bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết trong hợp đồng lao động thì có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động.
- Người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia các loại bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
- Như vậy, người lao động hoàn toàn có thể ký kết nhiều loại hợp đồng cùng lúc nhưng cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung trong hợp đồng lao động đã giao kết.
- Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động sẽ trực tiếp thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động, trừ những trường hợp sau đây:
- Đối với công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, công việc theo mùa vụ thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động nào đó trong nhóm để thực hiện giao kết hợp đồng lao động; hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trong trường hợp này và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
- Hợp đồng lao động do người ủy quyền thực hiện ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ ngày tháng năm sinh, họ tên, nơi cư trú, giới tính và chữ ký của từng người lao động.
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ là người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động:
- Người được ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Người đứng đầu tổ chức, cơ quan có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền.
- Người đại diện của tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định;
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
- Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là:
- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Người lao động có độ tuổi từ 15- chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
- Người chưa đủ 15 và người đại diện theo pháp luật;
- Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền để giao kết HĐLĐ.
- Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động cụ thể như sau:
- Phạt tiền đối với hành vi người sử dụng lao động có hành vi giao kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên không bằng văn bản:
- Người sử dụng lao động vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Người sử dụng lao động vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Người sử dụng lao động vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
- Người sử dụng lao động vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Người sử dụng lao động vi phạm từ 301 người lao động trở lên thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
- Đồng thời, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao đồng với người lao động làm việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên không bằng văn bản.
→ Xem thêm:
→ Những nội dung chủ yếu trong hợp đồng lao động theo thông tư mới nhất.
→ Mức bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
→ Khi nào người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
→ Khi nào người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
- Trên đây là nội dung một số quy định về năm 2022, có mấy loại hợp đồng lao động?
- của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.