các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Năm 2022, Doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động với người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

Năm 2022, Doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động với người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

27/08/2022


NĂM 2022, DOANH NGHIỆP KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THÌ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hợp đồng lao động là gì?

2. Các loại hợp đồng lao động hiện nay.

3. Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động.

  • Ngày 17/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, có quy định về việc người sử dụng lao động có các hành vi vi về giao kết hợp đồng lao động với người lao động, đây là cơ sở nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Do đó, được rất nhiều người quan tâm về nội dung này. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn về mức xử phạt trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện ký hợp đồng lao động với người lao động, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là gì? (Ảnh minh họa).

1. Hợp đồng lao động là gì?

  • Theo Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định việc thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả tiền lương, trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của giữa người sử dụng lao động và người lao động thì được xác định là hợp đồng lao động.
  • Trường hợp giữa người sử dụng lao động và người lao động có sự thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng nội dung thể hiện về việc làm có tiền lương, trả công, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được coi là hợp đồng lao động.
  • Theo Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định hình thức hợp đồng lao động có thể bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu hoặc bằng lời nói. Trong đó, hình thức bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có thể áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng. Còn hình thức bằng lời nói có thể áp dụng cho hợp đồng dưới 01 tháng, trừ trường hợp giao kết hợp đồng với người dưới 15 tuổi, người giúp việc, nhóm người lao động làm công việc dưới 12 tháng thông qua người được ủy quyền.

2. Các loại hợp đồng lao động hiện nay:

  • Theo Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định có 02 loại hợp đồng đó là Hợp đồng không xác định thời hạn và Hợp đồng xác định thời hạn. Trong đó:
  • Hợp đồng không xác định thời hạn: Khi giao kết hợp đồng, hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
  • Hợp đồng xác định thời hạn: Khi giao kết hợp đồng, hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
  • Trường hợp hợp đồng xác định thời hạn hết hạn hợp đồng mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên phải ký hợp đồng mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hạn; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã giao kết trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới.
  • Trường hợp hợp đồng xác định thời hạn hết hạn hợp đồng mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc và hai bên không ký hợp đồng lao động mới sau khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn thì hợp đồng xác định thời hạn đã giao kết trước đây trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Trường hợp hợp đồng xác định thời hạn hết hạn hợp đồng mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc và hai bên đã ký hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng không xác định thời hạn. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động.

 Mức phạt hành vi vi phạm giao kết hợp đồng

Mức phạt hành vi vi phạm giao kết hợp đồng (Ảnh minh họa).

3. Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động:

  Theo Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP hướng dẫn về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm về giao kết hợp đồng như sau:

  • Trường hợp người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

 (1) Đối với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên: Người sử dụng lao động thực hiện giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản;

(2)  Đối với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động: Người sử dụng lao động thực hiện giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản;

(3) Đối với người lao động: Người sử dụng lao động thực hiện giao kết không đúng loại hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động bị phạt tiền theo một trong các mức sau đây:

Vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

Vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Vi phạm từ 301 người trở lên thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.

  • Trường hợp người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

(1) Khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động;

(2) Khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác;

(3) Không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà người sử dụng lao động thực hiện giao kết hợp đồng với người đó.

Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu.

  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Trường hợp người sử dụng lao động có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động thì buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng bằng văn bản.
  • Trường hợp giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động thì buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động.
  • Trường hợp người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động thì buộc người sử dụng lao động trả lại.
  • Trường hợp người sử dụng lao động giữ số tiền hoặc tài sản khác của người lao động thì buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động và cộng thêm khoản tiền lãi phát sinh theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi này.

Xem thêm:

Quy định về hợp đồng lao động theo bộ luật lao động mới nhất.
Lưu ý về thử việc khi giao kết hợp đồng lao động.

Khi nào hợp đồng lao động bị vô hiệu?
Khi nào được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động?

  • Trên đây là nội dung một số quy định về năm 2022, Doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động với người lao động thì bị xử phạt như thế nào của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.