các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

11/02/2022


NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

2. Bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

  Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, việc kết hôn với người nước ngoài ngày càng phát triển, do đó, pháp luật đã có những chế tài đặc trưng nhằm bảo vệ và tôn trọng quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Vậy quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được pháp luật điều chỉnh như thế nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết về các điều nêu trên, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Hôn nhân có yếu tố nước ngoài (ảnh minh họa)

1. Quy định về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

  • Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 phải đảm bảo một trong các điều kiện như sau:
    • Là quan hệ hôn nhân và gia đình có ít nhất một bên tham gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
    • Là quan hệ hôn nhân và gia đình có ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài;
    • Là quan hệ hôn nhân và gia đình giữa hai người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
    • Là quan hệ hôn nhân và gia đình giữa hai bên là công dân Việt Nam những căn cứ để chấm dứt, thay đổi, xác lập, quan hệ đó phát sinh tại nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
  • Như vậy, dấu hiệu nhận biết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là khi quan hệ hôn nhân và gia đình có một trong những dấu hiệu sau: Chủ thể là người nước ngoài; Tài sản ở nước ngoài; Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình xảy ra ở nước ngoài; Nơi cư trú của các bên là ở nước ngoài.

2. Bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

  • Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được bảo vệ và tôn trọng phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi xác lập quan hệ hôn nhân với công dân Việt Nam thì có quyền, nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
  • Đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế, pháp luật của nước sở tại.
  • Để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Chính phủ quy định chi tiết việc giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (chẳng hạn như: thẩm quyền đăng ký hộ tịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch; thẩm quyền giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài giải quyết theo Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án cấp huyện giải quyết một số vấn đề về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới và công công dân của nước làng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam) và bảo đảm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về các hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân và gia đình (bao gồm: Nam, nữ kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn, cưỡng ép kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc sống chung với người khác như vợ chồng; Người chưa có vợ, chưa cho chồng mà kết hôn với người đang có chồng, đang có vợ hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn với người cùng dòng máu về trực hệ hoặc sống chung như vợ chồng với người cùng dòng máu về trực hệ; kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa cha chồng với con dâu, kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa mẹ vợ với con rể, kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa cha dượng với con riêng của vợ, kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa mẹ kế với con riêng của chồng).

 Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài (ảnh minh họa)

3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

  • Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 122 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
    • Pháp luật điều chỉnh đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
    • Khi điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì được áp dụng điều ước quốc tế đó trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
    • Được áp dụng pháp luật nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài và đảm bảo việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình theo Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
    • Được áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước khi pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam.
    • Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.
  • Trong những năm qua, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều điều ước quốc tế, trong đó phổ biến là Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi và Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý.
  • Các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết với một số nước về các vấn đề dân sự và hình sự như: Belarus (2000); Mông cổ (2000); Ukraina (2000); Pháp (1999); Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1998); Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào (1998), Liên bang Nga (1998); Cộng hòa Ba Lan (1993); Cộng hòa nhân dân Bungari (1986); Cộng hòa nhân dân Hungary (1985); Cộng hòa Cuba (1984).

Xem thêm:

Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.
Tư vấn thủ tục ly hôn khi đang làm việc ở nước ngoài?
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Trên đây là nội dung Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.