các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Những điều cần biết về việc ly hôn

Những điều cần biết về việc ly hôn

26/10/2021


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIỆC LY HÔN

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

Ai có quyền yêu cầu ly hôn

Đương sự có được ủy quyền cho người khác thực hiện việc ly hôn

Đương sự không tham gia phiên tòa, tòa án giải quyết như thế nào

Ai có quyền yêu cầu ly hôn

  Về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quy định :

  1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

  Theo quy định trên, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

  • Vợ hoặc chồng (khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương)
  • Cả vợ và chồng (khi thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình)
  • Cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một trong những trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

  Tuy nhiên cần lưu ý, tại khoản 3, Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Đương sự có được ủy quyền cho người khác thực hiện việc ly hôn

Đương sự có được ủy quyền cho người khác thực hiện việc ly hôn
Đương sự có được ủy quyền cho người khác thực hiện việc ly hôn.

  Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

  Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

  Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện

  Như vậy, trong việc ly hôn, vợ, chồng không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

  Tuy nhiên, căn cứ và vận dụng Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, hiện nay có các cách thức nộp đơn khởi kiện ly hôn sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

  Theo trên, đương sự (vợ/chồng) ly hôn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các thủ tục như : Nộp đơn xin ly hôn, nộp các loại giấy tờ liên quan, nhận thông báo nộp tạm ứng án phí, nộp tiền tạm ứng án phí, …..

Đương sự không tham gia phiên tòa, tòa án giải quyết như thế nào

  Căn cứ Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

  1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt
  2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa
  3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.

  Căn cứ quy định trên, nếu một trong hai bên vợ chồng vắng mặt thì Tòa án vẫn giải quyết ly hôn nếu thuộc các trường hợp sau đây:

  • Có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt
  • Có người đại diện tham gia phiên tòa (trong trường hợp vợ hoặc chồng có bệnh tâm thần, mắc bệnh khác và là nạn nhân của bạo lực gia đình… đã nêu ở trên)
  • Do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

  Tuy nhiên, trong trường hợp sau hai lần triệu tập hợp lệ mà nguyên đơn không có mặt thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn (đơn phương), bị đơn vắng mặt lần thứ nhất sau khi được triệu tập hợp lệ thì hoãn phiên tòa nhưng đến lần thứ hai vẫn vắng mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.

Tham khảo thêm:
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.