các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán

24/01/2022


NHỮNG LƯU Ý
KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán

Hình 1. Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán

  Để soạn thảo một hợp đồng mua bán hoàn chỉnh, hạn chế rủi ro khi tiến hành ký kết hợp đồng, cá nhân/doanh nghiệp cần phải lưu ý nội dung luật định từ đối tượng ký kết, hình thức hợp đồng đến những nội dung quyền và nghĩa vụ các bên để hạn chế tối đa rủi ro.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Lưu ý điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán.

1.1. Đối tượng của hợp đồng mua bán.

1.2. Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán.

1.3. Hình thức hợp đồng mua bán.

2. Lưu ý khi soạn thảo nội dung hợp đồng mua bán.

2.1. Căn cứ ký kết hợp đồng mua bán.

2.2. Các nội dung cần phải có trong hợp đồng mua bán.

2.3. Lưu ý về điều khoản “giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại”.

1. Lưu ý điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực, cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây.

1.1. Đối tượng của hợp đồng mua bán

  • Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 105 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 như sau:
  • Hàng hóa là tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;
  • Hàng hóa là tài sản được phép giao dịch, không được vi phạm điều cấm của luật;
  • Hàng hóa mua bán phải thuộc quyền sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

1.2. Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán

  • Cá nhân tham gia ký kết hợp đồng mua bán phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự tại Điều 117 BLDS 2015.
  • Riêng đối với cá nhân tham gia ký kết hợp đồng là người vị thành niên thì cần lưu ý về độ tuổi tham gia giao dịch để đáp ứng các điều kiện phù hợp.
  • Đối với pháp nhân giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì cần phải thực hiện thông qua người đại diện hoặc người được ủy quyền của pháp nhân.
  • Ví dụ: Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi theo khoản 3 Điều 21 BLDS 2015.
  • Đối với pháp nhân - doanh nghiệp, không phải ai cũng có thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mà cần thông qua người đại diện hoặc người được ủy quyền của pháp nhân.

1.3. Hình thức hợp đồng mua bán

  • Các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng, có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể, trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thể nào đó.
  • Tuy nhiên, với hợp đồng mua bán có giá trị lớn, phức tạp các bên nên thực hiện bằng văn bản. Bởi vì, khi hợp đồng lập thành văn bản sẽ ghi lại rõ ràng mọi thỏa thuận của các bên, việc thực hiện hợp đồng sẽ minh bạch, và thuận lợi trong việc đưa ra chứng cứ, chứng minh nếu tranh chấp phát sinh.
  • Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì cá nhân/doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định đó thì hợp đồng mới có hiệu lực.
  • Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà ở phải được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014.

2. Lưu ý khi soạn thảo nội dung hợp đồng mua bán

 Lưu ý về nội dung của hợp đồng mua bán

Hình 2. Lưu ý về nội dung của hợp đồng mua bán

  • Bên cạnh các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, cá nhân/doanh nghiệp cần phải lưu ý thêm một số điểm sau đây khi soạn thảo hợp đồng.

2.1. Căn cứ ký kết hợp đồng mua bán

  • Khi ký kết hợp đồng mua bán, các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, thực hiện hợp đồng. Các căn cứ đó có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản ủy quyền, nhu cầu và khả năng của các bên.
  • Trong trường hợp các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì cần phải lưu ý:
  • Hợp đồng ký kết phải thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật đó, ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005;
  • Văn bản pháp luật mà các bên lựa chọn phải có hiệu lực pháp luật tại thời điểm ký kết, ví dụ: Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế là những văn bản đã hết hiệu lực, tuy nhiên trên thực tế vẫn có trường hợp các bên sử dụng mẫu hợp đồng cũ, chưa cập nhật lại văn bản pháp luật mới.
  • Việc xác định sai căn cứ sẽ dẫn đến tình trạng các bên áp dụng các điều khoản, thỏa thuận không phù hợp với pháp luật hiện hành, dẫn đến nhiều rủi ro và thiệt hại. Chính vì vậy, các bên cần phải xác định đúng và đầy đủ văn bản pháp luật hiện hành.

2.2. Các nội dung cần phải có trong hợp đồng mua bán

  • Nội dung hợp đồng là phần quan trọng nhất của hợp đồng, khi soạn thảo các bên cần thỏa thuận rõ các điều khoản sau đây:
  • Thông tin các bên tham gia ký kết;
  • Về hàng hóa: hợp đồng cần nêu rõ chất lượng, số lượng, giá cả của hàng hóa;
  • Thời gian, địa điểm, phương tiện, chi phí vận chuyển, các thức giao nhận hàng hóa;
  • Về thanh toán: thỏa thuận đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời gian và địa điểm thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
  • Thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng;
  • Thỏa thuận các tình huống bất ngờ như sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, hoàn cảnh thay đổi cơ bản;
  • Thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hoặc Trọng tài thương mại;
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  • Phụ lục của hợp đồng (nếu thấy cần thiết).

2.3. Lưu ý về điều khoản “giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại”

  • Thực tiễn hiện nay cho thấy, các bên trong hợp đồng mua bán đang có xu hướng lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài. Như vậy, khi thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cần phải lưu ý:
  • Thứ nhất, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong một số lĩnh vực nhất định, cụ thể tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại 2010 như:
  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
  • Thứ hai, theo quy định của pháp luật, hiện nay có hai hình thức trọng tài:
  • Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài và theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. (Khoản 5 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010).
  • Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận. (Khoản 6 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010).
  • Các bên cần phải thỏa thuận lựa chọn cụ thể hình thức trọng tài, tránh trường hợp không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì sẽ mất thời gian trong việc xác định lại hoặc quyền được lựa chọn sẽ thuộc về nguyên đơn khi giải quyết tranh chấp.
  • Thứ ba, khi thỏa thuận các bên cần phải xác định rõ tên Trung tâm trọng tài mình lựa chọn và ghi cụ thể, chính xác vào hợp đồng. Trường hợp sai tên tổ chức trọng tài hoặc không xác định cụ thể tổ chức trọng tài thì các bên phải thỏa thuận lại, nếu không thỏa thuận được thì thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn theo khoản 5 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010.
  • Tóm lại, soạn thảo hợp đồng là một bước quan trọng trong quá trình thương lượng, ký kết hợp đồng, việc không nắm rõ các quy định pháp luật sẽ dễ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu hoặc gặp khó khăn khi thực hiện. Vì vậy, một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng nêu trên sẽ giúp các bên hạn chế được rủi ro pháp lý, đảm bảo quyền lợi của mình hơn khi tham gia hợp đồng mua bán.

Tham khảo thêm bài viết:

Những vấn đề cần lưu ý về hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Những vấn đề cần biết về việc ủy quyền.
Nguyên tắc bồi thường tổn thất tinh thần .
Những trường hợp không phải bồi thường thiệt hại.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về quy định chung về những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: