QUY ĐỊNH VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 SỬA ĐỔI NĂM 2017
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các quy định miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã thay đổi cơ bản một số điều luật, xóa bỏ một số tội danh và mở rộng thêm phạm vi áp dụng miễn trách nhiệm hình sự. Vậy miễn trách nhiệm hình sự được bổ sung thêm như thế nào? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu qua bài viết sau đây.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hiện hành.
2. Căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử.
3. Biện pháp được áp dụng trong các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành.
4. Miễn hình phạt có được xem là miễn trách nhiệm hình sự không?
1. Căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hiện hành
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định cụ thể một số trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể:
- Được đương nhiên miễn trách nhiệm hình sự khi:
- Có quyết định đại xá;
- Trong quá trình cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, xét xử mà pháp luật có chính sách thay đổi làm hành vi phạm tội đó không còn nguy hiểm cho xã hội.
- Một số trường hợp cụ thể được miễn trách nhiệm hình sự bao gồm:
- Người tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội của mình.
- Người nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, có thái độ thành khẩu khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
- Người bị người khác ép buộc đưa hối lộ nhưng đã chủ động khai báo với cơ quan có thẩm quyền trước khi bị phát giác thì được xem là không có tội.
→ Tham khảo thêm: Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2. Căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử
- Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nếu có các căn cứ sau:
- Người bị phạm tội xét thấy không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
- Người phạm tội bị chẩn đoán mắc các bệnh hiểm nghèo, không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.
- Người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền tự thú, thái độ thành khẩn khai báo sự việc, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả có thể xảy ra của hành vi phạm tội đó.
- Người phạm tội đã lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt cho đất nước, dân tộc, được Nhà nước và xã hội công nhận.
- Người thuộc diện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng nhưng do vô ý và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải, có đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
- Một số trường hợp cụ thể được pháp luật quy định:
- Người phạm tội dưới 18 tuổi nhưng xét thấy có nhiều tình tiết giảm nhẹ tội, người phạm tội tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả đã xảy ra từ hành vi phạm tội thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự:
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc diện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thuộc diện tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý gây ra hành vi phạm tội.
- Người dưới 18 tuổi là đồng phạm trong vụ án hình sự nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án.
- Người phạm tội cố ý trồng cây thuốc phiện, cây cần sa, cây côca hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy nhưng đã tự nguyện phá bỏ và giao nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền trước khi thu hoạch.
- Người tiến hành đưa hối lộ cho người khác, tuy không bị ép buộc phải đưa hối lộ nhưng đã chủ động đến cơ quan có thẩm quyền khai báo hành vi phạm tội trước khi bị phát giác.
- Người thực hiện hành vi môi giới hối lộ nhưng đã chủ động đến cơ quan có thẩm quyền khai báo trước khi bị phát giác.
- Người không chủ động tố giác tội phạm nhưng có hành động can ngăn hành vi phạm tội của tội phạm hoặc hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của hành vi phạm tội đó gây ra
3. Biện pháp được áp dụng trong các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành
- Mặc dù người phạm tội đã được miễn trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội đã gây ra, Tuy nhiên, pháp cũng đã quy định một số biện pháp giám sát, giáo dục được áp dụng trong các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể:
- Áp dụng biện pháp kỷ luật khiển trách.
- Tiến hành hòa giải tại cộng đồng.
- Người được miễn trách nhiệm hình sự phải được theo dõi, giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi người đó đang cư trú.
- Những quy định này được thể hiện cụ thể tròn các Điều 93, 94, 95 tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Qua đó ta thấy, mặc dù pháp luật quy định miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, tuy nhiên để phòng ngừa hành vi phạm tội sẽ tái phạm, vì thế cần phải áp dụng các biện pháp nhằm theo dõi, giám sát hành vi của người phạm tội sau khi họ đã được miễn trách nhiệm hình sự. Bảo đảm họ không tái phạm hành vi phạm tội, nhận thức được sai lầm của mình, học tập và làm việc để trở thành người có ích cho xã hội.
4. Miễn hình phạt có được xem là miễn trách nhiệm hình sự không?
- Miễn hình phạt được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản Điều 54 tại Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:
- Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đã được áp dụng, nhưng buộc phải nằm trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất là hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại Bộ luật hình sự.
- Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu làm công việc giúp sức trong vụ án hình sự, với vai trò là đồng phạm nhưng không đáng kể.
- Vậy nên ta có thể hiểu, trường hợp miễn hình phạt không phải là miễn trách nhiệm hình sự; có nghĩa trường hợp miễn hình phạt chưa đạt đến mức miễn trách nhiệm hình sự.
→ Tham khảo thêm:
→ Tố tụng hình sự là gì? Các giai đoạn tố tụng hình sự.
→ Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
→ Quy định chung về thi hành án hình sự.
→ Chi phí tố tụng và Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng.
- Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017. Quy định này mang đậm tính nhân đạo của pháp luật, đối với các tội danh không đáng kể nếu người phạm tội tự thú và có ý thức thành khẩn khai báo với cơ quan chức năng trước khi bị phát giác thì sẽ được khoan hồng của pháp luật.
- Hy vọng bài viết này sẽ mang đến thông tin hữu ích cho khách hàng. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, trường hợp được miễn hình phạt hay quý khách đang tìm kiếm luật sư tư vấn bào chữa cho người bị buộc tội, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được Luật sư tại Luật Thịnh Trí tư vấn nhanh nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
“Đúng cam kết, Trọn niềm tin”
Hotline: 1800 6365