SAU LY HÔN, VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ,
QUYỀN NUÔI CON BỊ PHẠT THẾ NÀO?
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Quyền nuôi dưỡng, trông nom con
2. Quyền thăm nom con
3. Nghĩa vụ cấp dưỡng
4. Quyền và nghĩa vụ khác đối với con
Quy định về nghĩa vụ và quyền nuôi con (ảnh minh họa)
Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cha mẹ có thể được nuôi dưỡng, thăm non thì pháp luật đã có những quy định cụ thể về quyền của cha mẹ trong trường hợp người trực tiếp và không trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, nếu cha mẹ vi phạm quy định về quyền nuôi con vẫn sẽ bị xử phạt.
- Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc con chưa thành niên và không có tài sản để tự nuôi chính mình thì cha mẹ vẫn có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng đối với người con này.
- Trong trường con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ được trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, nếu như người chồng chứng minh được vợ mình không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con hoặc người chồng có thỏa thuận khác với vợ Tòa án vẫn có thể giao con cho người chồng trực tiếp nuôi con.
- Trong trường hợp con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho vợ hoặc chồng. Tuy nhiên, Tòa án sẽ xem xét và quyết định dựa trên nguyên tắc quyền lợi về mọi mặt cho con như điều kiện về chỗ ở, thời gian chăm sóc con của vợ, chồng hoặc điều kiện về chỗ ở.
- Đặc biệt, trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ xem xét nguyện vọng của con.
- Như vậy có thể thấy, khi không còn chung sống với nhau nữa thì cha mẹ hoàn toàn có quyền nuôi dưỡng, trông nom con.
- Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể về việc sau khi ly hôn, cha mẹ (người mà không trực tiếp nuôi con) có quyền thăm nom con mà không bị người khác cản trở. Nghĩa là khi cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nhu cầu muốn thăm non con thì cha mẹ trực tiếp nuôi con hoặc các thành viên trong gia đình không được cản trở.
- Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì:
- Khi cha mẹ có nhu cầu thăm nom con nhưng bị ngăn cản bởi một người nào đó thì người ngăn cản sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án.
- Theo quy định hiện hành, cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom trong những trường hợp sau:
- Cha mẹ bị kết án về việc cha mẹ có lỗi cố ý với con hoặc vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ trông nom, giáo dục con và bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của con;
- Tài sản của con cái bị phá tán bởi cha mẹ;
- Cha mẹ có lối sống đồi trụy;
- Con thực hiện những việc trái đạo đức xã hội hoặc trái phạt luật do sự ép buộc, xúi giục của cha mẹ.
- Ngoài ra, việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên được yêu cầu bởi cá nhân, tổ chức sau đây:
- Đối với con chưa thành niên là cha mẹ, người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ.
Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là:
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và gia đình;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
- Cá nhân, tổ chức khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức là cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên khi phát hiện cha, mẹ có các hành vi vi phạm được liệt kê ở trên.
Xử phạt khi vi phạm nghĩa vụ và quyền nuôi con (ảnh minh họa)
- Bên cạnh quyền thăm non con thì cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con để có thể san sẻ gánh nặng về vấn đề tiền bạc đối với người đang nuôi con và cho con mình một cuộc sống đầy đủ về mặt vật chất.
- Trong trường hợp cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và tài sản để có thể nuôi chính bản thân mình hoặc con chưa thành niên.
- Hiện nay, mức cấp dưỡng do người trực tiếp nuôi con và không trực tiếp thỏa thuận với nhau và dựa trên mức thu nhập và khả năng thực tế của người không trực tiếp nuôi con. Bên cạnh đó còn dựa trên nhu cầu thiết yếu của con. Tuy nhiên, nếu như các bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Có thể thấy, cấp dưỡng là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện. Nếu cha mẹ người không trực tiếp nuôi con trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Cha mẹ không trực tiếp nuôi con từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng cho con nhưng lại từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ này dẫn đến việc người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng hoặc cha mẹ không trực tiếp nuôi con đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà vẫn tiếp tục vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Ngoài ra, trường hợp trong bản án, quyết định của Tòa án thể hiện rõ nghĩa vụ cấp dưỡng mà cha mẹ không trực tiếp nuôi con không chấp hành bản án mặc dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế về hành ví từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì bị phạt tiền từ 03 tháng đến 02 năm tù. Bên cạnh đó, cha mẹ không trực tiếp nuôi con còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Ngoài những quyền và nghĩa vụ nêu trên thì cha mẹ còn có những quyền và nghĩa vụ khác đối với con như sau:
- Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi là nghĩa vụ mà cha mẹ không trực tiếp nuôi con cần phải thực hiện.
- Cha mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ như cấp dưỡng, tôn trọng quyền của con… Hoặc yêu cầu cha mẹ không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền nuôi con của mình.
➤ Xem thêm:
➤ Hướng dẫn thủ tục thuận tình ly hôn.
➤ Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
➤ Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
➤ Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Trên đây là nội dung Sau ly hôn, vi phạm quy định về nghĩa vụ, quyền nuôi con bị phạt thế nào? Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.