các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới

24/06/2022


THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO QUY ĐỊNH MỚI

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới (Ảnh minh họa).

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Những cách thức giải quyết tranh chấp đất đai.

1.1 Tranh chấp đất đai.

1.2 Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai.

2. Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai.

2.1 Tự hòa giải/hòa giải tại cơ sở.

2.2 Hòa giải tại UBND cấp xã.

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

  • Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong lĩnh vực pháp lý phức tạp. Để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân khi xử lý tranh chấp, bạn cần nắm rõ quy trình thực hiện, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai để gửi đơn cho đúng chủ thể xử lý.

1. Những cách thức giải quyết tranh chấp đất đai:

1.1 Tranh chấp đất đai:

  • Tranh chấp đất đai gồm có ba dạng chính:
  • Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất: là tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất. Ví dụ như tranh chấp về ranh giới đất, tranh chấp quyền sử dụng đất gắn với quan hệ ly hôn, thừa kế…
  • Tranh chấp quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: xảy ra khi các chủ thể giao dịch tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng…
  • Tranh chấp mục đích sử dụng đất: chủ yếu xảy ra khi người có quyền sử dụng đất có mục đích khác với khi được giao đất, cho thuê đất.

1.2 Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai:

  • Hiện nay, có rất nhiều phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp đất đai như:
  • Hòa giải tranh chấp đất đai (Tự hòa giải hoặc thông qua việc hòa giải cơ sở).
  • Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
  • Với mỗi phương thức đều sẽ có những ưu điểm khác biệt và chủ thể giải quyết riêng biệt. Theo quy định tại Điều 203, Luật đất đai 2013 chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: Tòa án nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường.

2. Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai:

 Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai

Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai (Ảnh minh họa).

  • Hòa giải tranh chấp đất đai là một trong các biện pháp mềm dẻo, có tính linh hoạt và mang lại hiệu quả cao khi các bên đang cùng nhau tìm ra giải pháp thống nhất vướng mắc, mâu thuẫn. Có hai hình thức hòa giải chính là: Tự hòa giải/hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại UBND cấp xã.

2.1 Tự hòa giải/hòa giải tại cơ sở:

  • Theo quy định tại khoản 1, Điều 202 Luật đất đai 2013, tự hòa giải là phương thức được nhà nước khuyến khích áp dụng. Ngoài việc tự hòa giải, các bên trong tranh chấp có thể thông qua phương thức hòa giải tại cơ sở.
  • Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm:
  • Các bên tự nguyện hòa giải với nhau - nghĩa là các bên tự thỏa thuận đi đến kết luận chung, tự đưa ra phương pháp giải quyết mà không cần sự tham dự của bên thứ ba.
  • Hòa giải cơ sở thông qua người hòa giải viên.
  • Hòa giải viên là người sẽ đưa ra những hướng dẫn giúp các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết mâu thuẫn với nhau. Cơ sở trong hòa giải có thể hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố và cộng đồng dân cư khác.

2.2 Hòa giải tại UBND cấp xã:

  • Trong trường hợp các bên không thể tự hòa giải hay kết quả hòa giải không thành thì có thể làm đơn gửi đến UBND xã, phường, thị trấn để tổ chức hòa giải. Trong một số tranh chấp đất đai đây còn là hình thức bắt buộc áp dụng trước khi khởi kiện ra tòa án.
  • Căn cứ theo khoản 2, Điều 202 Luật đất đai 2013 và khoản 2, Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, khi các bên nộp đơn khởi kiện để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất mà không tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã trước sẽ bị trả đơn. Chủ thể có thẩm quyền hòa giải tại UBND cấp xã là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã.

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

  • Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013, đối với các tranh chấp hòa giải không thành tại UBND cấp xã muốn tiếp tục giải quyết phải tùy thuộc vào chủ thể, giấy chứng nhận, giấy tờ về quyền sử dụng đất để xem xét về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan. Cụ thể:
  • Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giải quyết các tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khi các bên không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức/cơ sở tôn giáo/người Việt Nam định cư ở nước ngoài/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi không có giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ chứng minh sở hữu theo Điều 100 Luật đất đai 2013.
  • Lưu ý: Trong trường hợp chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết nhưng các bên tranh chấp không đồng ý có thể tiếp tục làm đơn khiếu nại lên Chủ tịch Uỷ ban cấp tỉnh.
  • Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp do Chủ tịch UBND cấp tỉnh đã xử lý nhưng các bên không đồng ý với kết quả và đã làm đơn khiếu nại.
  • Tòa án nhân dân nơi có đất sẽ giải quyết mọi tranh chấp mà không phân biệt chủ thể áp dụng bao gồm các trường hợp có/không có giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật đất đai. Hay các bên đã giải quyết tại UBND nhưng không đồng ý với kết quả cuối cùng

Tham khảo thêm:
Những vấn đề cần lưu ý khi ký kết Hợp đồng đặt cọc.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?

  • Tóm lại, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được xác định dựa trên chủ thể, giấy tờ các bên tranh chấp sở hữu. Nếu còn vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.