THUÊ XÃ HỘI ĐEN ĐÒI NỢ, PHẠM TỘI GÌ?
ĐÒI NỢ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ PHẠM TỘI
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn hình thức xử phạt đối với hành vi thuê xã hội đen đòi nợ
Vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến, có vay có trả là một nguyên tắc ai trong chúng ta cũng đều nắm rất rõ. Tuy nhiên, có những trường hợp “con nợ” bỏ trốn, không muốn trả tiền, buộc các chủ nợ phải thuê xã hội đen, đồng thời dùng những lời nói, hành động đe dọa, thậm chí là hành hung con nợ. Vậy việc thuê xã hội đen để nhằm mục đích đòi nợ có phạm tội hay không? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu bài viết sau đây.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Thuê xã hội đen đòi nợ, phạm tội gì?
2. Người thuê xã hội đen để đòi nợ sẽ phạm tội gì theo quy định pháp luật?
3. Đòi nợ như thế nào không vi phạm pháp luật?
4. Các câu hỏi thường gặp.
- Cho vay tiền được xem là một loại giao dịch dân sự phổ biến nhất. Tuy nhiên trên thực tế không phải con nợ nào cũng chủ động trả tiền khi đến hạn như thỏa thuận, vì thế gây rất nhiều khó khăn trong việc thu tiền nợ của chủ nợ. Để thu lại được số tiền, nhiều chủ nợ không màng đến các quy định pháp luật mà thực hiện các hành vi hành hung, côn đồ, thậm chí thuê cả xã hội đen để đòi nợ.
→ Tham khảo thêm: Hành hung người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
- Khi tiến hành quá trình đòi nợ, đa số các băng đảng xã hội đen đều sử dụng các biện pháp gây sức ép, nhằm để con nợ phải trả tiền. Các đối tượng xã hội đen sẽ dùng các hình thức mang tính chất bạo lực, thủ đoạn gây sức ép lên tinh thần, tính mạng của con nợ, bất chấp mọi hình thức để đòi được tiền. Các hành vi trên đều là những hành vi cố ý gây thương tích, tổn thương đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Vì vậy, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm và số lượng người cùng thực hiện hành vi này thì có thể bị phạt hành chính hoặc nặng hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
- Căn cứ tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Hành vi đòi nợ nhưng xâm hại đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ căn cứ vào mức độ, tính chất của hành vi mà có thể bị truy cứu về một trong các tội sau đây:
- Tội đe doạ giết người: Căn cứ tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; khung hình phạt cao nhất của tội này là 07 năm tù.
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác: Căn cứ tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; khung hình phạt cao nhất của tội này là tù chung thân.
- Tội làm nhục người khác: Căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; tội này với khung hình phạt cao nhất là 05 năm.
- Ngoài ra, trong trường hợp các đối tượng xã hội đen tự ý chiếm dụng các tài sản của con nợ với những lý do để bù vào khoản tiền mà con nợ đã vay. Bản chất của hành vi này chính là cưỡng đoạt tài sản, thậm chí là cướp tài sản của người khác. Trong trường hợp này, người đi đòi nợ thuê sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau đây:
- Tội cướp tài sản: Căn cứ tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; khung hình phạt cao nhất của tội danh này là chung thân; và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
- Tội cưỡng đoạt tài sản: Căn cứ tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; với khung hình phạt cao nhất của tội danh này là 20 năm tù giam; và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Người thuê xã hội đen đòi nợ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Mặc dù hành vi đòi lại tiền đã cho vay của mình là một việc chính đáng để bảo vệ tài sản của bản thân. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ nợ thuê các đối tượng xã hội đen và sử các biện pháp đe dọa, hành hung, những biện pháp trái pháp luật. Những biện pháp này xâm hại nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con nợ, thì không chỉ những đối tượng xã hội đen được thuê – người trực tiếp thực hiện hành vi đòi nợ trái pháp luật; mà người đã thuê người thực hiện hành vi đòi nợ cũng phạm tội. Điều này sẽ làm cho chủ nợ, người thuê xã hội đen đòi nợ thành đồng phạm, căn cứ theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Nếu như trước đây, các chủ nợ có nhu cầu đòi nợ có thể lựa chọn các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ đòi nợ được pháp luật công nhận và có uy tín; tuy nhiên hiện nay loại hình dịch vụ đòi nợ tại các doanh nghiệp đã bị “xóa sổ” hoàn toàn.
- Qua đó, việc vay nợ là một quan hệ dân sự. Vì vậy, nếu bên vay không có nghĩa vụ trả đúng hạn cho bên cho vay, thì bên cho vay có quyền tiến hành khởi kiện ra tòa án. Trường hợp Tòa ra bản án có hiệu lực pháp luật, nhưng bên vay vẫn không trả tiền thì bên cho vay có thể đề nghị cơ quan thi hành án dân sự kê biên, phát mại tài sản buộc người vay phải có nghĩa vụ trả nợ,…
- Ngoài ra, bên cho vay cũng có thể tiến hành tố cáo lên cơ quan điều tra nếu nhận thấy bên vay có dấu hiệu lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản; hoặc có dấu hiệu lạm dụng sự tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình điều tra, nếu cơ quan điều tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm sẽ tiến hành ngay thủ tục khởi tố vụ án hình sự để xử lý theo đúng pháp luật. Khi đó, bên bị thiệt hại có quyền gửi đơn đề nghị cơ quan điều tra yêu cầu bên vay hoặc người đã chiếm đoạt tiền, tài sản của mình phải thực hiện việc khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.
- Như vậy, nếu tuân thủ cách thức trên đây các chủ nợ có thể đòi lại tiền cho vay của mình mà vẫn không vi phạm pháp luật.
→ Tham khảo thêm:
➤ Vô ý làm chết người là gì? Tội vô ý làm chết người bị xử lý như thế nào?
➤ Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
➤ Chế định miễn trách nhiệm hình sự.
➤ Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.
- Câu 1: Hiện nay có những cách thức nào để đòi nợ mà không cần sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê?
- Cách 1: Khởi kiện ra tòa án
- Bởi thực chất việc vay tiền là một giao dịch dân sự, vậy nên khi một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã thỏa thuận thì tổ chức, cá nhân cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình (căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
- Cách 2: Tố cáo lên cơ quan công an có thẩm quyền
- Nếu có dấu hiệu nhận thấy hành vi vay tiền của con nợ có dấu hiệu gian dối, sau khi vay có dấu hiệu bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản,… thì người có vay có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan công an có thẩm quyền.
- Câu 2: Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê có vi phạm pháp luật hay không?
- Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 quy định cấm tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh ngành nghề “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ”. Vì vậy, hình thức kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê đã bị cấm kể từ ngày 01/01/2021, đồng thời việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sau ngày 01/01/2020 là hành vi vi phạm pháp luật.
- Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề thuê xã hội đen đòi nợ và đòi nợ như thế nào để không bị phạm tội? Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
- Khuyến cáo, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được các luật sư giải đáp một cách chính xác và hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365