các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Tranh chấp lối đi chung trên bất động sản liền kề thẩm quyền giải quyết tranh chấp và án phí khởi kiện

Tranh chấp lối đi chung trên bất động sản liền kề thẩm quyền giải quyết tranh chấp và án phí khởi kiện

09/11/2020


TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG TRÊN BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ ÁN PHÍ KHỞI KIỆN

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Lối đi chung trên bất động sản liền kề.

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

3. Án phí khởi kiện tranh chấp lối đi chung trên bất động sản liền kề.

  1. Lối đi chung trên bất động sản liền kề:

Trong đời sống xã hội ngày nay, tranh chấp về nhà đất chiếm tỷ trọng khá cao trong các quan hệ tranh chấp đời thường; từ tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế nhà đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tranh chấp về ranh giới đất, tranh chấp quyền sử dụng phần đất liền kề, …Trên thực tế, có những trường hợp các thửa đất nằm liền kề nhau một cách không trật tự, có những trường hợp được xác định ranh đất nằm chồng lấn lên nhau và phức tạp hơn đối với những trường hợp các thửa đất không có lối đi ra hoặc phải đi nhờ qua đất của người khác. Từ đây mới phát sinh và khơi nguồn cho các trường hợp tranh chấp về : “Quyền đối với bất động sản liền kề”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Căn cứ Chương XIV, “Quyền khác đối với tài sản, tại Mục 1. quyền đối với bất động sản liền kề, cụ thể một số Điều quy định, Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.

Về vấn đề hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề, Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(i). Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.

(ii). Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.

(iii). Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Về việc thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề, trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này.

Như đã lược dẫn ở trên, một trong những tranh chấp phức tạp về đất đai là tranh chấp về “Quyền về lối đi qua”. Căn cứ Điều 254. BLDS năm 2015, Quyền về lối đi qua,

  1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
  • Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
  • Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  1. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  2. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bùTranh chấp lối đi chung trên bất động sản liền kề thẩm quyền giải quyết tranh chấp và án phí khởi kiện.

 

  1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

Tranh chấp lối đi chung trên bất động sản liền kề thẩm quyền giải quyết tranh chấp và án phí khởi kiện

Tranh chấp lối đi chung trên bất động sản liền kề thẩm quyền giải quyết tranh chấp và án phí khởi kiện.

Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
  1. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
  1. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
  1. Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  2. Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  1. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Như vậy, trường hợp UBND cấp xã hòa giải không thành, các bên tranh chấp có quyền làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất để giải quyết tranh chấp lối đi chung.

  1. Án phí khởi kiện tranh chấp lối đi chung trên bất động sản liền kề:

Căn cứ vào quy định của pháp luật nêu ở trên, chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Việc yêu cầu mở lối đi vừa nêu phải dựa trên cơ sở có sự thỏa thuận giữa hai bên, nghĩa là “chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Lưu ý, khoản tiền đền bù này không phải tiền để chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chỉ để được hưởng quyền của lối đi qua. Và giá trị đền bù do hai bên thỏa thuận, thông thường sẽ căn cứ theo giá thị trường của phần đất đó.

Nếu hai chủ thể trường hợp nêu trên thỏa thuận không thành hoặc chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền không chấp nhận thỏa thuận mở một lối đi hợp lý, phù hợp với các hoạt động của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua thì chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua có thể khởi kiện dân sự yêu cầu mở một lối đi hợp lý.

Trong trường hợp khởi kiện thì các bên yêu cầu khởi kiện ở tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp. Án phí tạm ứng do bên khởi kiện phải đóng là 300.000 đồng, theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/NQUBTVQH14, ngày 30 tháng 12  năm 2016,quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.

Tham khảo thêm:
Tranh chấp đất đai hòa giải không thành thì bao lâu được khởi kiện?
Công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đâu?

Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?
Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?

  • Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365