các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Xúc phạm, vu khống người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào

Xúc phạm, vu khống người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào

19/03/2022


XÚC PHẠM, VU KHỐNG NGƯỜI KHÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI
SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO

Tư vấn phương thức xử lý việc bị người khác xúc phạm trên mạng xã hội

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn phương thức xử lý việc bị người khác xúc phạm trên mạng xã hội

  Hiện nay mạng xã hội là một kênh truyền thống phổ biến, nhất là đối với giới trẻ. Nhiều người đã lợi dụng tính lan truyền mạnh mẽ của mạng xã hội để làm một công cụ để công kích, kích động, “vạch trần” người khác. Vì thế, hiện nay có sự ra đời của một thuật mới đó chính là “bóc phốt”. Tuy nhiên, việc vạch trần, công kích, nói xấu người khác mà giới trẻ gọi là “bóc phốt” đó có vi phạm pháp luật hay không? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quyền được pháp luật bảo vệ danh dự và nhân phẩm là như thế nào ?

2. Xúc phạm danh dự của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào ?

3. Mức xử phạt đối với hành vi vu khống người khác.

4. Sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh của người khác sẽ bị xử lý như thế nào.

1. Quyền được pháp luật bảo vệ danh dự và nhân phẩm là như thế nào ?

  • Căn cứ Hiến pháp năm 2013 và quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của một cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Mọi cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ các thông tin gây ảnh hưởng không tốt đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính bản thân. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện kể cả sau khi cá nhân đó chết theo yêu cầu từ vợ hoặc chồng hoặc con thành niên của người đã mất; trong trường hợp người này không có vợ; chồng; con thành niên thì có thể theo yêu cầu của cha; mẹ của người đó. Trong trường hợp không thể tìm ra người đã đăng tin làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì người bị hại có thể yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin đó là không đúng sự thật. Cá nhân có hành vi đăng các thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải xin lỗi công khai, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

2. Xúc phạm danh dự của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào ?

  • Xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về hành vi lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự: Người có hành vi xúc phạm danh dự của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi cấu thành các mặt tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
  • Mặt khách quan: Tội làm nhục người khác được thể hiện qua những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác bằng các hình thức sau đây: Làm nhục người khác được thể hiện qua lời nói: chửi bới, sỉ nhục thô bỉ, tục tĩu nhầm vào danh dự, nhân cách của người khác nhằm hạ thấp nhân cách và danh dự của người bị hại, đồng thời để người bị hại cảm thấy nhục nhã, xấu hổ trước mặt người khác. Đặc trưng của hành vi trên thường được thể hiện một cách công khai trực tiếp trước sự chứng kiến của nhiều người hoặc trên mạng xã hội và trên các kênh thông tin đại chúng.
  • Lưu ý: mức độ của các hành vi được nêu trên phải có tính chất nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác, nghĩa là các hành vi đó phải gây ra ảnh hưởng xấu với một mức độ nhất định của người bị hại (như việc lột quần áo của người bị hại trước đám đông, cạo đầu phụ nữ, đánh ghen thiếu văn hóa,…) thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.
  • Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên phải xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác.
  • Mặt chủ quan: Người phạm tội phải thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
  • Chủ thể: Chủ thể của tội danh làm nhục người khác là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

3. Mức xử phạt đối với hành vi vu khống người khác

 Tư vấn mức xử phạt đối với hành vi vu khống người khác

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn mức xử phạt đối với hành vi vu khống người khác

  • Nếu “bóc phốt” người khác sai sự thật nhằm mục đích bôi nhọ danh dự, uy tín, nhân phẩm của người đó thì người “bóc phốt” có thể bị truy cứu trách nhiệm về hành vi vu khống người khác.
  • Về mức phạt hành chính đối với hành vi vu khống: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định việc lợi dụng mạng xã hội đến lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống người khác phải chịu mức phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
  • Căn cứ Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội vu khống; theo đó người sử dụng mạng máy tính hoặc các phương tiện điện tử nhằm vu khống người khác sẽ bị phạt tù từ 01 đến 03 năm.

Tham khảo thêm:
Mức xử phạt tội vu khống được quy định như thế nào? Các yếu tố cấu thành tội vu khống.
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

4. Sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh của người khác sẽ bị xử lý như thế nào

  • Bộ Luật Dân sự hiện hành bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân, cụ thể căn cứ tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng các hình ảnh cá nhân của người khác thì phải có sự đồng ý của người đó.
  • Trong trường hợp tự ý sử dụng các hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng các bài “bóc phốt” trên facebook thì có thể bị xử lý theo điểm e khoản 3 Điều 102 của Nghị định 15/2020/NĐ – CP.
  • Theo đó các hành vi thu thập, xử lý, sử dụng các thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không có sự đồng ý hoặc sử dụng sai mục đích thì theo quy định của pháp luật sẽ phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
  • Trên đây chính là 03 hành vi thường gặp nhất trên các trang mạng xã hội khi người dùng sử dụng chúng làm công cứ “bóc phốt” “vạch trần” người khác. Ngoài những hành vi trên còn có những trường hợp khác như đọc trộm tin nhắn, thư từ của người khác, chụp lại màn hình tin nhắn rồi dọa đăng lên mạng xã hội để “bóc phốt” thì có thể bị xử lý về Tội xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc các hành thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (căn cứ tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015).
  • Trên đây là những cách thức xử phạt cho các tội danh xúc phạm, vu khống người khác trên mạng xã hội. Hiện nay mạng xã hội đang là một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại, nó mang đến cho chúng ta các nguồn thông tin mới, giúp chúng ta cập nhật nhanh các xu hướng, kết nối người thân, bạn bè. Tuy nhiên có rất nhiều nhóm người sử dụng mạng xã hội một cách rất tiêu cực, thường xuyên nói xấu người khác, vu khống, bịa đặt, “bóc phốt” hoặc bình luận dưới bài viết của người khác những câu nói vô cùng khiếm nhã, tất cả những hành vi này đều được xem là một hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Khuyến cáo, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365