các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / 04 lưu ý quan trọng người chồng cần biết khi ly hôn

04 lưu ý quan trọng người chồng cần biết khi ly hôn

05/12/2021


04 LƯU Ý QUAN TRỌNG
NGƯỜI CHỒNG CẦN BIẾT KHI LY HÔN

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Vợ không đồng ý, chồng vẫn có quyền ly hôn.

2. Người chồng không thể ly hôn khi vợ đang mang thai, nuôi con nhỏ.

3. Quy định về giải quyết tài sản khi ly hôn.

4. Quyền nuôi con khi ly hôn.

04 lưu ý quan trọng người chồng cần biết khi ly hôn
04 lưu ý quan trọng người chồng cần biết khi ly hôn (ảnh minh họa)

  Điều đáng buồn nhất trong một cuộc hôn nhân đó là quyết định đến từ vợ, chồng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình thì người chồng cần lưu ý những điều sau.

1. Vợ không đồng ý, chồng vẫn có quyền ly hôn

  • Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì có 02 hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Trong đó:
    • Ly hôn theo yêu cầu của một bên là hình thức ly hôn theo yêu của vợ hoặc chồng mà việc hòa giải ly hôn tại Tòa án không thành nhưng khi có căn cứ về việc vợ hoặc chồng thực hiện những hành vi dẫn đến việc vi phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng hoặc dựa trên việc vợ, chồng có những hành vi bạo lực đối với gia đình dẫn đến việc sống chung giữa vợ, chồng không thể kéo dài được nữa và mục đích hôn nhân không còn đạt được thì Tòa án sẽ giải quyết cho vợ, chồng ly hôn.
    • Như vậy, người chồng hoàn toàn có thể ly hôn mặc dù người vợ không đồng ý. Khi chứng minh được việc người vợ thực hiện những hành vi dẫn đến việc vi phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng hoặc dựa trên việc vợ có những hành vi bạo lực đối với gia đình dẫn đến tình trạng hôn nhân trầm trọng từ đó làm cho việc sống chung giữa vợ, chồng không thể kéo dài được nữa và mục đích hôn nhân không còn đạt được thì có thể thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.

2. Người chồng không thể ly hôn khi vợ đang mang thai, nuôi con nhỏ

  • Mặc dù người chồng có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn nhưng trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền này. Vì vậy, người chồng phải đợi đến khi con trên 12 tuổi thì mới được quyền yêu cầu Tòa án ly hôn.

3. Quy định về giải quyết tài sản khi ly hôn

Quy định về giải quyết tài sản khi ly hôn
Quy định về giải quyết tài sản khi ly hôn.

  • Khi ly hôn, vợ chồng hoàn toàn có quyền thỏa thuận về việc phân chia tài sản hoặc các vấn đề liên quan khác. Tòa án sẽ thực hiện xem xét và quyết định áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được và có yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết.
  • Theo đó, sẽ có những trường hợp khác nhau xảy ra, và tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
  • Khi ly hôn, sẽ áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để thực hiện việc chia tài sản nếu văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản chung của vợ chồng.
  • Khi ly hôn, sẽ áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản nếu có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ. Thực hiện áp dụng các quy định tương ứng tại Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn đối với những vấn đề vợ chồng thỏa thuận không rõ ràng hoặc không thỏa thuận hoặc đã bị tuyên bố vô hiệu.
  • Về nguyên tắc, tài sản của vợ chồng sẽ được chia đôi khi áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để thực hiện chia tài sản chung. Tuy nhiên, việc chia đó có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng là tình trạng của vợ, chồng về năng lực pháp luật, sức khỏe, khả năng lao động… sau khi ly hôn cũng như các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ nhân thân và tài sản.Tùy vào hoàn cảnh thực tế của gia đình, nếu vợ, chồng có người gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn thì sẽ được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống hoặc được chia phần tài sản nhiều hơn so với người còn lại.
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là việc người vợ, chồng tạo lập và phát triển khối tài sản chung thông qua việc đóng góp về thu nhập hoặc tài sản riêng, làm công việc trong gia đình.
  • Người vợ, chồng có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn mặc dù họ chỉ ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm. Vì việc này được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của vợ, chồng đi làm.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ chồng trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp là việc Tòa án phân chia tài sản chung nhưng vẫn đảm bảo cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; Vợ chồng được tiếp tục sản xuất, kinh doanh nếu như vợ chồng đang hoạt động ngành nghề đó. Trong trường hợp này, người tiếp tục kinh doanh tạo thu nhập thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch của tài sản.
  • Ví dụ: Vợ chồng ông A có tài sản chung là một chiếc xe máy người chồng đang chạy xe ôm trị giá 40 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 20 triệu đồng. Khi ly hôn, Tòa án sẽ xem xét để giao xe máy cho người chồng để tiếp tục chạy xe ôm để tạo thu nhập và người vợ được giao cửa hàng tạp hóa để kinh doanh.. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 10 triệu đồng.
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ, chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về tài sản, nhân thân của vợ, chồng dẫn đến ly hôn.
  • Ví dụ: Trường hợp người vợ không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người vợ khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chồng và con chưa thành niên.

4. Quyền nuôi con khi ly hôn

  • Theo quy định, sau khi ly hôn, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc con chưa thành niên và không có tài sản để tự nuôi chính mình thì người chồng vẫn có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng đối với người con này.
  • Quyền nuôi con của người chồng sau khi ly hôn được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia định 2014 như sau:
  • Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi:
  • Trong trường hợp này thì người mẹ được trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, nếu như người chồng chứng minh được vợ mình không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con hoặc người chồng có thỏa thuận khác với vợ Tòa án vẫn có thể giao con cho người chồng trực tiếp nuôi con.
  • Trường hợp con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên:
    • Trong trường hợp này vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho vợ hoặc chồng. Tuy nhiên, Tòa án sẽ xem xét và quyết định dựa trên nguyên tắc quyền lợi về mọi mặt cho con như điều kiện về chỗ ở, thời gian chăm sóc con của vợ, chồng hoặc điều kiện về chỗ ở.
    • Đặc biệt, trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ xem xét nguyện vọng của con.

Xem thêm:

Những điều cần biết về việc ly hôn.
Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Trên đây là nội dung Những lưu ý quan trọng người chồng cần biết khi ly hôn mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.