6 YÊU CẦU CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG MÀ
NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG NÊN ĐỒNG Ý
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn hợp đồng lao động mới nhất
Trước khi tiến hành ký hợp đồng với các nhà tuyển dụng, người lao động cần biết một số kiến thức pháp lý tối thiểu liên quan đến hợp đồng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, tránh tình trạng bị các nhà tuyển dụng “chèn ép”. Bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày 6 yêu cầu của nhà tuyển dụng mà người lao động không nên chấp thuận.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Nhà tuyển dụng yêu cầu giữ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề.
2. Nhà tuyển dụng yêu cầu cọc tiền để bảo đảm người lao động không tự ý bỏ việc.
3. Nhà tuyển dụng yêu cầu người lao động thử việc nhiều hơn 2 tháng.
4. Nhà tuyển dụng yêu cầu trả lương thử việc cho người lao động ít hơn 85% lương chính thức.
5. Nhà tuyển dụng yêu cầu người lao động nữ không mang thai vào 03 năm đầu làm việc.
6. Nhà tuyển dụng yêu cầu người lao động ký cam kết làm việc dài hạn, nếu bỏ việc sẽ bị bồi thường.
- Tại Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ các hành vi cấm các nhà tuyển dụng làm khi ký hợp đồng lao động với người lao động, trong đó có hành vi không được giữ các giấy tờ tùy thân, chứng chỉ, văn bằng của người lao động. Cụ thể, tại Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về hành vi bị cấm khi doanh nghiệp ký và thực hiện hợp đồng lao động:
“1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.”
- Vậy nên, nhà tuyển dụng yêu cầu giữ bằng cấp, chứng chỉ, giấy tờ tùy thân của người lao động là hành vi trái pháp luật. Nếu doanh nghiệp vẫn thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ – CP với mức phạt từ 20 – 25 triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp phải trả lại giấy tờ tùy thân, bằng cấp, chứng chỉ cho người lao động.
→ Tham khảo thêm: Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động hiện nay?
- Đây là một hành vi bị cấm người sử dụng lao động thực hiện được quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tiền, tài sản có giá trị khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động
- Vậy nên, nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động cọc tiền cho vị trí ứng tuyển để giữ chỗ hoặc với lý do để bảo đảm người lao động không tự ý bỏ việc là trái quy định pháp luật. Đối với hành vi này, nhà tuyển dụng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ – CP với mức tiền phạt từ 20 – 25 triệu đồng.
- Theo Bộ luật Lao động năm 2019, nhà tuyển dụng chỉ được yêu cầu người lao động thử việc 01 lần với một công việc, đồng thời phải bảo đảm thời gian thử việc, cụ thể:
- Không quá 180 ngày làm việc: đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp.
- Không quá 60 ngày làm việc: đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
- Không quá 30 ngày làm việc: đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 06 ngày làm việc: đối với các công việc khác.
- Trên thực tế, có không ít nhà tuyển dụng bắt buộc người lao động phải thử việc từ 03 – 06 tháng. Tuy nhiên, pháp luật quy định thời gian thử việc dài nhất là tối đa 03 tháng đối với công việc quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với ngành nghề công việc khác, doanh nghiệp chỉ được thử việc đối với người lao động thông thường tối đa chỉ là 02 tháng.
- Vậy nên, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu thử dài thử việc dài hơn luật định, thì doanh nghiệp đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ – CP với mức phạt từ 02 – 05 triệu đồng.
- Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp đề xuất mức lương thử việc cho người lao động bằng 80% lương chính thức. Trên thực tế, yêu cầu này không đúng với quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019. Bởi tại Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do 2 bên thỏa thuận, tuy nhiên mức lương thử việc phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.
- Điều này người lao động cần lưu ý khi tiến hành thỏa thuận lương thử việc với nhà tuyển dụng, để quyền và lợi ích hợp pháp của mình không bị vi phạm. Trường hợp nhà tuyển dụng trả lương thử việc ít hơn 85%, hoặc bằng 80% lương chính thức, doanh nghiệp đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ – CP với mức phạt từ 02 – 05 triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp buộc phải trả lại đủ tiền lương thử việc theo 85% lương chính thức cho người lao động .
→ Tham khảo thêm: Những điểm mới về lương, thưởng theo bộ luật lao động 2019.
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn bảo vệ quyền lợi người lao động
- Tại Điều 10 của Pháp lệnh dân số 06/2003/PL-UBTVQH11, sửa đổi bởi Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 có quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, như sau: hai vợ chồng có quyền tự ý quyết định thời gian và khoảng cách sinh con của mình. Qua đó, mỗi cặp vợ chồng có quyền tự do quyết định thời gian sinh con của mình và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp, dựa trên ý chí quyết định của 2 vợ chồng.
- Vậy nên, việc nhà tuyển dụng yêu cầu lao động nữ thực hiện cam kết không được mang thai trong 03 năm đầu làm việc, điều này gây cản trở quyền tự do quyết định sinh con của cá nhân. Hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Do đó, bản cam kết mà tuyển dụng yêu cầu lao động nữ không được mang thai vào 03 năm đầu năm việc sẽ không có giá trị pháp lý. Có thể thấy doanh nghiệp đã có yêu cầu vi phạm đến quyền và lợi hợp pháp của mình, đối với trường hợp này người lao động nên cân nhắc và xem xét.
- Cam kết thời gian làm việc dài hạn là loại cam kết yêu cầu người lao động phải làm việc trong thời gian đó, nếu tự ý bỏ việc hoặc muốn nghỉ việc khi chưa hết hạn cam kết nhưng có thông báo trước, thì vẫn phải bồi thường.
- Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng kể cả loại hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn. Trừ trường hợp, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật mới bị bồi thường.
- Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp người lao động đi học nghề, đào tạo nghề, chi phí đào tạo được lấy từ người sử dụng lao động. Vậy nên, hai bên có ký cam kết thời gian làm việc sau khi đào tạo, yêu cầu người lao động phải làm việc trong một thời gian nhất định và không được tự ý bỏ việc. Đối với trường hợp này, người lao động phải thực hiện đúng cam kết.
- Do đó, nếu không phải là trường hợp dạy nghề, đào tạo nghề lấy từ kinh phí người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động không được phép yêu cầu người lao động ký cam kết làm việc dài hạn và phải bồi thường khi bỏ việc.
➤ Xem thêm:
➤ Các trường hợp được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần.
➤ Hợp đồng lao động là gì?
➤ Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động hiện nay?
➤ Những điểm mới về lương, thưởng theo Bộ luật lao động 2019.
- Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày 6 yêu cầu của nhà tuyển dụng đưa ra, mà người lao động cần lưu ý để bảo vệ quyền lợi của mình. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách. Nếu có vướng mắc trong quá trình ký kết hợp đồng lao động, vui lòng liên hệ chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365