Thứ 2 - 7 8:00 AM - 17:00 PM
Trang chủ / Chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp
09/08/2021
Chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
I. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
4. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
II. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây
III. Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp
(Điều 121, Luật sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
(Điều 123, Luật sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và được hưởng các quyền theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, pháp luật đã quy định các trường hợp giới hạn quyền sở hữu công nghiệp.
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ảnh minh họa
Các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp: (Điều 132, Luật sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;
– Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
+ Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
– Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.
Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước (Điều 133, Luật sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
– Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.
+ Việc sử dụng với mục đích nêu trên không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền theo quy định về căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế và quy định điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc.
– Việc sử dụng sáng chế quy định nêu trên chỉ được giới hạn trong phạm vi và điều kiện chuyển giao quyền sử dụng trừ trường hợp sáng chế được tạo ra bằng việc sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 135, Luật sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo thỏa thuận hoặc theo quy dịnh về mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả:
– 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
– 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định như trên là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu (Điều 136, Luật sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.
Khi có các nhu cầu này mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế theo quy định về căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế và quy định về điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định về chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc (Điều 137, Luật sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác (sau đây gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng chế cơ bản.
Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.
Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản theo quy định về căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế và quy định về điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc.
Như vậy, pháp luật bảo hộ cho chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp những quyền mang tính độc quyền. Bên cạnh đó, để hòa lợi ích quyền sở hữu công nghiệp và lợi ích chung của cộng đồng,các trường hợp hạn chế quyền sở hữu công nghiệp đã được quy định cụ thể.
➤ Tham khảo thêm các bài viết:
➤ Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
➤ Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.
➤ Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
➤ Nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu?
Trên đây là nội dung Chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.
Cách đăng ký thương hiệu độc quyền mới nhất
06/07/2022
Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022
17/06/2022