các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / 05 Bước thành lập và quản lý doanh nghiệp

05 Bước thành lập và quản lý doanh nghiệp

26/11/2021


05 BƯỚC THÀNH LẬP
VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

  Nếu bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Bài viết này, Thịnh Trí sẽ trình bày 5 bước cơ bản để thành lập doanh nghiệp.

 Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn thành lập doanh nghiệp
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn thành lập doanh nghiệp

  Thành lập công ty là bước đệm đầu tiên trong quá trình khởi nghiệp. Khi thành lập công ty, các doanh nghiệp cần cân nhắc rất nhiều vấn đề khác nhau. Để có thể giúp doanh nghiệp quản lý và phòng ngừa rủi ro khi bước vào con đường kinh doanh. Dưới đây, Luật Thịnh Trí xin chia sẻ 05 các bước thành lập và quản lý doanh nghiệp như sau:

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Lựa chọn mô hình doanh nghiệp – cấu trúc vốn.

2. Tiến hành thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý trong thành lập doanh nghiệp và trong quá trình kinh doanh.

3. Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống quản lý nội bộ.

4. Doanh nghiệp quản lý bằng con số.

5. Văn hóa doanh nghiệp.

1. Lựa chọn mô hình doanh nghiệp – cấu trúc vốn

  • Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định  05 loại hình doanh nghiệp cơ bản, bao gồm: Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH 2 thành viên (trở lên); Công ty Hợp danh; Công ty Cổ phần; Doanh Nghiệp tư nhân.
  • Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm riêng. Nếu quý khách hàng muốn lựa chọn một loại hình doanh nghiệp để kinh doanh, cần phải hiểu rõ các đặc điểm của từng loại hình, nhất là hạn chế của nó. Sau khi hiểu rõ về loại hình doanh nghiệp, sẽ giúp việc tiến hành các hoạt động quản trị điều hành hiệu quả hơn.
  • Trước khi thành lập doanh nghiệp, bạn phải thực sự am hiểu về vốn điều lệ, các loại vốn liên quan đến ngành nghề kinh doanh, thuế, rủi ro về vốn, thủ tục góp vốn… trước khi quyết định điền vào hồ sơ đăng ký kinh doanh, nhằm  tránh xảy ra các xung đột, mâu thuẫn giữa những thành viên góp vốn, thậm chí làm lãng phí chi phí thuế, tiềm ẩn rủi ro về trách nhiệm, nghĩa vụ khác. Để chọn được mô hình doanh nghiệp thích hợp, doanh nghiệp cần ước lượng số vốn bỏ ra để phù hợp với kế hoạch và quy mô kinh doanh, cách thức tổ chức tài chính và quản lý doanh nghiệp…
  • Doanh nghiệp nên tham khảo và tìm sự hỗ trợ của luật sư chuyên môn để đảm bảo rằng bước đầu khởi nghiệp được thật sự thuận lợi và dễ dàng nhất có thể. Hiện nay, Luật Thịnh Trí chúng tôi đang triển khai gói dịch vụ tư vấn trước và sau khi thành lập doanh nghiệp, để bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất.    Nếu quý khách hàng có thắc mắc về dịch vụ, xin vui lòng liên hệ Hotline: 1800 63 65

2. Tiến hành thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý trong thành lập doanh nghiệp và trong quá trình kinh doanh

  • Doanh nghiệp phải tuân thủ các thủ tục sau khi được cấp giấy phép kinh doanh. Tuân thủ các thủ tục định kỳ về thuế, kế toán, lao động tiền lương. Ngoài ra, còn phải thực hiện các thủ tục thủ về quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh trên các lĩnh vực có điều kiện.
  • Lưu ý: Các thủ tục pháp lý trên là bắt buộc đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp không còn hoạt động. Việc tuân thủ một cách đầy đủ có thể mang lại sự tin tưởng của đối tác, cơ quan ngân hàng, thuế, khi doanh nghiệp tiến hành vay vốn sẽ dễ dàng hơn, mang lại lợi ích đáng kể, gia tăng hiệu quả kinh doanh.

3. Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống quản lý nội bộ

  • Để chuẩn bị bước vào thị trường kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có quy trình hệ thống quản lý rõ ràng để gắn kết các nguồn lực và quản lý rủi ro trong doanh nghiệp.
  • Hệ thống quản lý nội bộ phải được thiết kế trong một sơ đồ tổ chức, có bảng mô tả công việc và tiêu chí đánh giá năng suất làm việc, chính sách lương thưởng, nội quy và kỷ luật rõ ràng.
  • Để quản lý hệ thống nội bộ tối ưu, doanh nghiệp không chỉ quản lý bằng các phương pháp truyền thống mà còn cần đến các phần mềm quản lý công nghệ 4.0 ngày nay. Doanh nghiệp nên tham khảo các công ty cung cấp phần mềm công nghệ như:  BSI Việt Nam, Bureau Veritas cấp chứng nhận ISO: 9001, ASOFT, sau đó triển khai áp dụng phần mềm quản trị nguồn lực như ERP, SAP, ASOFT – OO,…
  • Khi đã áp dụng và vận hành thành công các phần mềm công nghệ ERP, SAP,… bộ máy sẽ tự vận hành khai thác các nguồn lực trong đó có nguồn nhân lực. Kiểm soát, kiểm tra tất cả các công việc của từng dự án, từng nhân viên, giúp cho quá trình quản lý doanh nghiệp trở lên dễ dàng hơn.
  • Lưu ý: Không có hệ thống quản lý và kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, công việc sẽ bị chồng chéo, kém hiệu quả, doanh thu không cao.

4. Doanh nghiệp quản lý bằng con số

  • Vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều sẽ được thể hiện bằng từng con số trong các báo cáo kế toán. Đọc và hiểu được hệ thống báo cáo kế toán là một cách thu thập – kiểm soát thông tin và nguồn lực trong doanh nghiệp một cách nhanh chóng và tin cậy.
  • Lưu ý: Một bộ phận kế toán giỏi sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản lý doanh nghiệp của các chủ sở hữu. Xu hướng chung hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán, để giúp công tác kế toán, thuế của doanh nghiệp được đảm bảo về chất lượng, thời gian và chi phí; giúp doanh nghiệp an tâm trong kinh doanh.

5. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp.

  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là bước cuối cùng trong 05 bước thành lập và quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Với mục tiêu xây dựng, bồi đắp sứ mệnh – tầm nhìn – giá trị cốt lõi. Mỗi doanh nghiệp sẽ bản sắc khác nhau,  những chuẩn mực hành xử khác nhau, do đó sẽ có văn hóa khác nhau.
  • Không có văn hóa tốt hay văn hóa xấu, chỉ có văn hóa phù hợp và văn hóa không phù hợp. Những điều này sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và gắn kết mọi thành viên trong doanh nghiệp hoặc nếu văn hóa không phù hợp, nó sẽ kìm hãm và kéo lùi doanh nghiệp.
  • Lưu ý:
    • Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ quá trình thực hiện trong quá trình làm việc, giao tiếp của từng nhân viên trong doanh nghiệp.
    • Văn hóa doanh nghiệp là kết tinh và mang bản sắc riêng được thể hiện trong mỗi sản phẩm, dịch vụ kinh doanh góp phần tạo dựng thương hiệu, niềm tin trong lòng khách hàng và đối tác.

Xem thêm:
Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Tạm kết
    • Thông qua 05 bước thành lập và quản lý doanh nghiệp nêu trên. Hy vọng có thể phần nào giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp mới thành lập. Giúp doanh nghiệp bước chân vào kinh doanh có thể định hình tốt hơn cho con đường phát triển của mình. Ngoài ra, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm từ các đơn vị tư vấn như: Công ty luật, công ty cung cấp dịch vụ kế toán… sẽ là công cụ đắc lực cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
    • Doanh nghiệp nên chọn một đơn vị tư vấn Pháp lý uy tín để đồng hành từ bước đầu khởi nghiệp, hình thành hệ thống hợp tác đồng bộ và xuyên suốt trong quá trình kinh doanh và  phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Hiện nay, Luật Thịnh Trí chúng tôi đang triển khai gói dịch vụ tư vấn trước và sau khi thành lập doanh nghiệp, để bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất.  Nếu quý khách hàng có thắc mắc về dịch vụ, xin vui lòng liên hệ Hotline: 1800 63 65