NHỮNG LỖI NÊN TRÁNH TRƯỚC VÀ SAU KHI
ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn những lỗi nên tránh trước và sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Ngoài quy định pháp luật về các thủ tục trước khi thành lập, thì sau khi doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh và con dấu, doanh nghiệp phải bảo đảm việc tuân thủ các quy định pháp luật về thuế, lệ phí,… Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và chủ quan nên nhiều doanh nghiệp đã có những vi phạm không nên có. Trong bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ tổng hợp các lưu ý trước và sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp để bạn có nắm rõ những quy định này.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Về vốn điều lệ.
2. Về cách đặt tên, địa chỉ trụ sở, chọn loại hình doanh nghiệp.
3. Về ngành nghề đăng ký kinh doanh.
4. Những lỗi sai sau khi thành lập doanh nghiệp.
5. Hướng dẫn cách lựa chọn loại hình công ty phù hợp.
6. Câu hỏi thường gặp.
- Vốn điều lệ quá cao hoặc vốn điều lệ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thuế môn bài và các vấn đề khác liên quan đến nghĩa vụ của người lao động, đối tác,... của doanh nghiệp.
- Vậy nên, vốn điều lệ khi xác định phải phù hợp với quy mô công ty, đặc thù của từng lĩnh vực kinh doanh.
→ Tham khảo thêm: Các vấn đề cần quan tâm trước khi thành lập doanh nghiệp.
Hiện nay, theo quy định pháp luật của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tên doanh nghiệp bao gồm: Tên tiếng Việt, Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài (nếu có), Tên viết tắt (nếu có).
- Tiếng doanh nghiệp bằng Tiếng Việt:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố, cụ thể:
- Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp được viết “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc sẽ được viết “Công ty TNHH” đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Đối với loại hình công ty cổ phần sẽ được viết là “công ty cổ phần” hoặc công ty CP”. Đối với loại hình công ty hợp danh sẽ được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”. Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân sẽ được viết là “Doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN” hoặc “Công ty TN”.
- Tên riêng của doanh nghiệp: Tên riêng của doanh nghiệp sẽ được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài:
- Tên được dịch từ Tiếng Việt sang tên một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La- tinh. Khi doanh nghiệp dịch tên sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có giữ nguyên hoặc có thể dịch theo nghĩa tương ứng sang tên nước ngoài.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
- Ngoài các quy định pháp luật trên, khi tiến hành đăng ký Tên, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan, không vi phạm các điều cấm mà Luật doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
- Nếu doanh nghiệp đăng ký sang ngành nghề hoặc đăng ký thiếu ngành nghề kinh doanh sẽ dẫn đến việc khó khăn trong việc xuất hóa đơn công ty sau khi được đi vào hoạt động (vì doanh nghiệp chỉ được xuất hóa đơn trong phạm vi ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký).
- Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi hoạt động phải làm thủ tục đăng ký giấy phép con. Do đó nếu doanh nghiệp đăng ký thành lập với mã ngành không phù hợp hoặc ghi chi tiết ngành nghề sai với thực tế kinh doanh, thì doanh nghiệp sẽ không xin được giấy phép con;
- Ngành nghề kinh doanh nghiệp phù hợp với kế hoạch quy hoạch và phát triển kinh tế chung của từng khu vực, từng địa phương,… nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng hoặc các yêu cầu chung về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy,… Một số ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng đến vốn pháp định và vốn ký quỹ, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động và chứng minh vốn;
- Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi hoạt động phải tiến hành xin giấy phép con, do đó trong quá trình thành lập công ty đăng ký ngành nghề không đúng với mã hoặc sai từ ngữ sẽ không được xin được giấy phép con hoạt động.
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Lưu ý những lỗi sai sau khi thành lập doanh nghiệp.
Sau khi nhận được con dấu doanh nghiệp và giấy phép đăng ký kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều bỏ qua các thủ tục vô cùng quan trọng sau khi thành lập doanh nghiệp, dẫn đến những xử phạt hành chính không đáng có.
- Dưới đây là một bảng liệt kê những lỗi cơ bản sau khi thành lập doanh nghiệp:
- Không treo bảng hiệu;
- Chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài;
- Chậm nộp thuế môn bài;
- Không mở tài khoản ngân hàng.
- Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp, để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp chỉ có một cá nhân hoặc chỉ có 1 tổ chức góp vốn
- Doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân.
- Với kinh nghiệm hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp thành lập, chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký loại hình công ty TNHH 1 thành viên sẽ có những ưu đãi về chính sách pháp luật, thuế hơn là loại hình doanh nghiệp tư nhân.
→ Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp có 2 thành viên góp vốn
- Doanh nghiệp bắt buộc phải thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Với loại hình này doanh nghiệp phải chọn ra 1 người làm đại diện (giám đốc) bởi có 2 thành viên góp vốn.
- Trường hợp 3: Doanh nghiệp có từ 3 thành viên góp vốn trở lên
- Lựa chọn 1: Doanh nghiệp vẫn có thể thành lập công ty TNHH nếu thành viên góp vốn không vượt quá 50 người;
- Lựa chọn 2: Doanh nghiệp có thể thành lập công ty cổ phần, công ty cổ phần không bị giới hạn về số thành viên góp vốn.
- Thành lập công ty có cần nhiều vốn và phải chứng minh vốn điều lệ không?
- Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp cũng như quy mô kinh doanh mà doanh nghiệp tự đăng ký vốn điều lệ để tiến hành hoạt động. Hiện tại, doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam không yêu cầu vấn đề chứng minh có đủ vốn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu có vấn đề gì phát sinh khi hoạt động, bạn phải chịu trách nhiệm trên số vốn doanh nghiệp đã đăng ký.
→ Tham khảo thêm: Vốn điều lệ thành lập công ty là gì? Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ thành lập công ty.
- Thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp không?
- Không. Đa số các ngành nghề kinh doanh không yêu cầu bằng cấp khi thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ các ngành dịch vụ bảo vệ, bảo hiểm, giáo dục,..
→ Tham khảo thêm: Thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp không?
- Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
- Để biết thêm chi tiết về những lỗi nên tránh trước và sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365