các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Chuyển đổi loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần sang doanh nghiệp xã hội

Chuyển đổi loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần sang doanh nghiệp xã hội

01/08/2022


CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH CÔNG TY TNHH,
CÔNG TY CỔ PHẦN SANG DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

Chuyển đổi loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần sang doanh nghiệp xã hội

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Chuyển đổi loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần sang doanh nghiệp xã hội.

  • Doanh nghiệp xã hội cũng có cơ cấu tổ chức, quản lý theo các mô hình doanh nghiệp khác, nhưng doanh nghiệp xã hội được thành lập không phải vì mục đích lợi nhuận mà nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng của xã hội như nghèo đói, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp và phát triển giáo dục, văn hóa...Vì thế, nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm doanh nghiệp xã hội?

2. Thủ tục chuyển đổi loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần thành loại hình doanh nghiệp xã hội.

a. Hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp xã hội.

b. Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp xã hội.

3. Lưu ý khi chuyển đổi các loại hình công ty sang loại hình doanh nghiệp xã hội.

4. Quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội.

a. Quyền lợi của doanh nghiệp xã hội.

b. Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực ngày 01/01/2021;
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực ngày 04/01/2021;
  • Nghị định số 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/04/2021.

1. Khái niệm doanh nghiệp xã hội?

  • Một doanh nghiệp được công nhận là một doanh nghiệp xã hội nếu đáp ứng các điều kiện sau:
  • Một doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội là nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và vì lợi ích của cộng đồng;
  • Doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu như đã đăng ký.
  • Hiện nay loại hình doanh nghiệp xã hội được phân chia thành 03 nhóm: Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận, Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận, Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận.

Tham khảo thêm: Điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp năm 2022.

2. Thủ tục chuyển đổi loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần thành loại hình doanh nghiệp xã hội:

a. Hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp xã hội:

Cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội và mục tiêu môi trường;
  • Quyết định về việc thông qua nội dung của bản cam kết của chủ sở hữu/chủ tịch của công ty đối với loại hình công ty TNHH 1 thành viên;
  • Quyết định và bản sao biên bản họp về vấn đề thông qua nội dung của bản cam kết Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 12 thành viên/công ty hợp danh, đại hội đồng đối với loại hình công ty cổ phần;
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ và nhận kết quả (nếu có);
  • Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu còn hiệu lực của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

b. Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp xã hội:

  • Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp có thể tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc có thể nộp hồ sơ online tại //dangkykinhdoanh.gov.vn/ 
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
  • Kết quả:
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cập nhật thông tin của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, kèm với đó là đăng tải cam kết mục tiêu xã hội, môi trường;
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành ra thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do để doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại hồ sơ.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết trước khi thành lập công ty.

3. Lưu ý khi chuyển đổi các loại hình công ty sang loại hình doanh nghiệp xã hội:

  • Sau đây là một số lưu ý khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi từ loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần sang doanh nghiệp xã hội:
  • Sau khi đã tiến hành chuyển đổi sang doanh nghiệp xã hội, chủ sở hữu/thành viên/cổ đông của doanh nghiệp xã hội được chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của mình cho người khác, tuy nhiên phải cam kết tiếp tục thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp là xã hội, môi trường như đã ký.
  • Đặt tên cho doanh nghiệp xã hội cũng phải tuân thủ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.

Tham khảo thêm: Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

4. Quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội:

 Tư vấn quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội.

a. Quyền lợi của doanh nghiệp xã hội:

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và được hỗ trợ trong vấn đề cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan đến quy định pháp luật;
  • Doanh nghiệp xã hội được huy động, nhận tài trợ từ phía cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp các chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
  • Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

b. Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội:

  • Doanh nghiệp xã hội phải duy trì được mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại đến tiến hành tái đầu tư và các nội dung khác ghi tại phần cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường được giữ suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp nội dung cam kết thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi, thì doanh nghiệp xã hội phải tiến hành thông báo ngay với cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định việc thay đổi để công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, phải kèm theo thông báo có cam kết thực hiện vì mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi và bổ sung.
  • Trong trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã tiến hành cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn toàn bộ ưu đãi, các khoản viện trợ, các khoản tài trợ mà doanh nghiệp đã được tiếp nhận để thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cam kết vì mục tiêu xã hội, môi trường và không giữ được mức lợi nhuận để tái đầu tư như đã cam kết.

Tham khảo thêm: Hồ sơ, thủ tục và điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội.

  • Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có hồ sơ, thủ tục khá dễ dàng, tuy nhiên trên thực tế sẽ phát sinh những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp không lường trước được. Để giảm thiểu các rủi ro pháp lý và tiết kiệm tối đa thời gian, doanh nghiệp nên lựa chọn dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại các tổ chức hành nghề luật sư uy tín.
  • Luật Thịnh Trí tự hào là một tổ chức hành nghề luật sư có kinh nghiệm, chuyên môn cao, đặt uy tín lên hàng đầu khi cam kết cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ do Luật Thịnh Trí cung cấp, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365