các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / 07 điều cần biết về vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

07 điều cần biết về vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

22/11/2021


07 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VỐN ĐIỀU LỆ
THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên là gì?

2. Thời hạn góp vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

3. Không góp đủ vốn điều lệ thành lập công ty TNHH có bị phạt không?

4. Vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên là bao nhiêu?

5. Ảnh hưởng của vốn điều lệ thành lập công ty đến lệ phí môn bài

6. Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty

7. Cách chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên

07 điều cần biết về vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên (ảnh minh họa)

07 điều cần biết về vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên (ảnh minh họa)

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Theo đó, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Vậy quy định về vốn điều lệ khi thành lập công ty như thế nào?

1. Vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên là gì?

  • Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
  • Trong quá trình hoạt động, chủ sở hữu công ty có quyền quyết định về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ.
  • Ngoài ra, theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn bao gồm:
  • Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Trong đó, chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn góp vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
  • Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.
  • Lưu ý: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định.

3. Không góp đủ vốn điều lệ thành lập công ty TNHH có bị phạt không?

  • Theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký. Ngoài ra, buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp bằng số vốn đã góp.

4. Vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên là bao nhiêu?

Vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên.

  • Hiện nay, pháp luật về doanh  nghiệp không quy định mức vốn điều lệ cụ thể (Trừ các trường hợp quy định vốn pháp định và vốn ký quỹ, ảnh hưởng đến vốn điều lệ). Tùy vào mục đích, quy mô và nhu cầu hoạt động thì công ty đưa ra quyết định phù hợp.
  • Trong thực tế có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên là 01 triệu đồng, điều này hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật, tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, thuế thì họ thường không tin tưởng doanh nghiệp này và rất hạn chế giao dịch và cũng là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp. Vì vậy cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh.
  • Ngoài ra, công ty có thể dựa trên các yếu tố sau đây để cân nhắc:
    • Khả năng tài chính của mình;
    • Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
    • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
    • Dự án ký kết với đối tác..
  • Ví dụ: Anh A có nhu cầu thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Sau một khoảng thời gian tìm hiểu thì A dự tính cần khoảng 5 tỷ đồng cho chi phí hoạt động và 2 tỷ đồng chi phí dự phòng phát sinh. Vì vậy A đăng ký vốn điều lệ là 7 tỷ đồng.
  • Lưu ý: Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty TNHH 1 thành viên yêu cầu vốn pháp định. Thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.

5. Ảnh hưởng của vốn điều lệ thành lập công ty đến lệ phí môn bài

  • Mức vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên sẽ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài đóng hàng năm của doanh nghiệp như sau:
    • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài: 3 triệu đồng/năm
    • Vốn điều lệ từ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí môn bài: 2 triệu đồng/năm

6. Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty

  • Hiện nay, vốn điều lệ do công ty TNHH 1 thành viên tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Vì vậy, công ty không cần phải chứng minh vốn điều lệ tại bước đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định. Thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này. Ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ cũng nên cần phải chứng minh. Việc chứng minh để biết công ty có đủ điều kiện để được thành lập và hoạt động ngành nghề đó hay không.
  • Tuy nhiên, việc chứng minh phần vốn góp của thành viên công ty là hoàn toàn cần thiết. Các thành viên góp vốn sẽ phải nắm giữ các giấy tờ để chứng minh mình đã góp vốn vào công ty. Vì đây là căn cứ để phân chia lợi nhuận sau này.

7. Cách chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên

  • Thành viên góp vốn hoặc cổ đông sẽ phải giữ các giấy tờ sau để chứng minh phần vốn đã góp:
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện rõ tỷ lệ vốn góp của các thành viên.
    • Điều lệ công ty
    • Giấy chứng nhận góp vốn.
  • Lưu ý: Khác với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ. Khi công ty đã phát hành các tài liệu này cho thành viên. Dù trên thực tế các thành viên đã góp vốn vào công ty hay chưa. Thì tài liệu đó là một trong các căn cứ pháp lý quan trọng xác định phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty khi có tranh chấp xảy ra.
    • Sổ đăng ký thành viên. Tài liệu này thể hiện rõ tỷ lệ góp vốn loại tài sản góp vốn.
    • Biên lai thu tiền, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, chứng từ về tài sản góp vốn.
    • Các tài liệu khác trong nội bộ doanh nghiệp.

Xem thêm:
Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Trên đây là nội dung 07 điều cần biết về vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.