các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

07/01/2022


CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ
THI HÀNH ÁN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

2. Biện pháp phong tỏa tài khoản.

3. Kê biên tài sản.

4. Thu hồi hoặc tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại; Tạm giữ chứng từ, tài liệu, thiết bị chứa dữ liệu điện tử.

5. Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế.

các trang cá cược game bàiuy tín

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại (ảnh minh họa)

  Cơ quan thi hành án hình sự sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ quyết định, bản án của Tòa án. Vậy hiện nay các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định như thế nào?

1. Biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

  • Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 44/2020/NĐ-CP thì đối với pháp nhân thương mại sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau:
    • Thu hồi hoặc tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại;
    • Tạm giữ chứng từ, tài liệu, thiết bị chứa dữ liệu điện tử;
    • Kê biên tài sản của pháp nhân thương mại chấp hạn biện pháp tư pháp có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế;
    • Thực hiện Phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại.
  • Ngoài ra, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
    • Khi có quyết định cưỡng chế thi hành án của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền bằng văn bản thì mới được thực hiện việc cưỡng chế.
    • Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được dựa trên căn cứ từ biện pháp tư pháp, hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại, điều kiện, tính chất, nội dung, mức độ thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
    • Khi biện pháp tư pháp được thi hành xong là thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định; Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
    • Trong cùng một thời điểm, có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân thương mại đó.
    • Quyền và lợi ích hợp pháp của các các nhân, tổ chức có liên quan trong cưỡng chế thi hành án và pháp nhân thương mại phải được đảm bảo.

2. Biện pháp phong tỏa tài khoản

  • Căn cứ ra Quyết định phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại
  • Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 44/2020/NĐ-CP thì căn cứ vào những điều sau để ra Quyết định phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại:
    • Biên bản được lập theo Điều 5 Nghị định 44/2020/NĐ-CP;
    • Quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật;
    • Pháp nhân thương mại chấp hành án có tài khoản tại kho bạc nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng;
    • Những tài liệu để xác minh thông tin liên quan đến tài khoản của pháp nhân thương mại chấp hành án.
  • Trường hợp áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
  • Trong một số trường hợp thì biện pháp phong tỏa tài khoản có thể được áp dụng:
    • Trong trường hợp pháp nhân thương mại chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn tất cả lĩnh vực thì sẽ áp dụng thi hành cưỡng chế.
    • Trong trường hợp pháp nhân thương mại chấp hành hình phạt cấm hoạt động, kinh doanh trong tất cả lĩnh vực và cấm huy động vốn thì có thể áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản.
    • Trong trường hợp pháp nhân thương mại chấp hành biện pháp tư pháp.

 Kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại (ảnh minh họa)

Ảnh inh họa kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại

3. Kê biên tài sản

  • Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 44/2020/NĐ-CP thì căn cứ vào những điều sau để ra Quyết định kê biên tài sản của pháp nhân thương mại:
    • Quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật;
    • Biên bản được lập theo Điều 5 Nghị định 44/2020/NĐ-CP;
    • Pháp nhân thương mại không có tài khoản tại công ty chứng khoán, kho bạc nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổ chức tín dụng hoặc số tiền trong tài khoản không đủ để bảo đảm việc cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp.
    • Những tài liệu để xác minh thông tin liên quan đến tài sản của pháp nhân thương mại chấp hành án.
  • Ngoài ra, biện pháp kê biên tài sản của pháp nhân thương mại được áp dụng để bảo đảm cho việc cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 Bộ luật Hình sự 2015.

4. Thu hồi hoặc tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại; Tạm giữ chứng từ, tài liệu, thiết bị chứa dữ liệu điện tử

  • Căn cứ ra quyết định thu hồi hoặc tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại; Tạm giữ chứng từ, tài liệu, thiết bị chứa dữ liệu điện tử
  • Căn cứ vào những điều sau để ra Quyết định thu hồi hoặc tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại; Tạm giữ chứng từ, tài liệu, thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân thương mại:
    • Quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật;
    • Biên bản được lập theo Điều 5 Nghị định 44/2020/NĐ-CP;
  • Trường hợp áp dụng biện pháp thu hồi hoặc tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại; Tạm giữ chứng từ, tài liệu, thiết bị chứa dữ liệu điện tử
    • Thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt cấm hoạt động, cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định; đình chỉ hoạt động có thời hạn; cấm huy động vốn theo quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
  • Trong trường hợp nêu trên chỉ tạm giữ những chứng từ, thiết bị, tài liệu chứa dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế thi hành án theo quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
    • Trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động thì sẽ thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

5. Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế

  • Theo đó, khi có Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, trong trường hợp có dấu hiệu cho thấy có hành vi làm hư hỏng tài sản, tẩu tán tài sản của pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì người đã ra quyết định cưỡng chế yêu cầu tổ chức, cơ quan liên quan hoặc chính quyền địa phương đóng trụ sở hoặc phong tỏa tài sản.
    • Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền có quyền huy động phương tiện, lực lượng để bảo đảm thi hành cưỡng chế trong trường hợp pháp nhân thương mại có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế.
    • Để bảo điểm cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp, sau khi bán đấu giá tài sản kê biên, khấu trừ tiền trong tài khoản, xử lý chứng khoán, cơ quan thi hành án hình sự sẽ thuê khoán cá nhân, tổ chức, cơ quan có chuyên môn phù hợp thực hiện các biện pháp tư pháp theo quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Xem thêm:

Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng trong trường hợp nào theo quy định của BLTTHS.
Các trường hợp bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm và mức án phí hình sự phúc thẩm phải nộp.
Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử tái thẩm vụ án hình sự.
Chi phí tố tụng và Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng.

  • Trên đây là nội dung Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.