CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG, HỌC TẬP CỦA
PHẠM NHÂN THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Hình 1. Chế độ lao động của phạm nhân trong trại giam
Việc tổ chức chế độ lao động cho người thi hành án phạt tù được pháp luật quy định như thế nào? Có lẽ đây là một trong những thắc mắc phổ biến của người dân hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Phạm nhân thi hành án phạt tù có phải lao động không?
2. Thời giờ lao động của phạm nhân.
3. Khi nào phạm nhân được nghỉ lao động?
4. Phạm nhân có được trả công khi lao động trong trại giam không?
- Hiện nay, chế độ lao động của phạm nhân được quy định tại Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019. Theo đó, việc tổ chức chế độ lao động cho phạm nhân phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Một là, việc tổ chức lao động cho phạm nhân phải đảm bảo phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng.
- Hai là, vấn đề an toàn lao động cho phạm nhân cũng được đặt lên hàng đầu. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam và trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
- Ba là, việc tổ chức lao động phải phù hợp với giới tính phạm nhân. Cụ thể, đối với phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính và không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
- Bốn là, đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân trong quá trình lao động. Đối với phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
- Đối với những người đang chấp hành án phạt tù thì tham gia lao động vừa là nghĩa vụ vừa là một trong những yêu cầu quan trọng của công tác giáo dục người bị phạm tội. Bởi lẽ, nếu chỉ giam giữ tập trung số lượng lớn phạm nhân trong một thời gian dài sẽ dễ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, nguy cơ mất an ninh, an toàn tại các trại giam. Chính vì thế, có thể nói công tác tổ chức lao động cho phạm nhân vừa nhằm mục đích giáo dục cải tạo đồng thời cũng là biện pháp quản lý hiệu quả.
- Cũng tại Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019, thời giờ lao động của phạm nhân được quy định như sau:
- Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
- Nếu có trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động.
- Nếu phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
- Phạm nhân chỉ được nghỉ lao động nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019. Cụ thể:
- Trường hợp bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
- Đang điều trị tại cơ sở y tế;
- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
- Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
- Có thể thấy, việc tổ chức cho phạm nhân lao động, làm những công việc phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng, lao động đã thể hiện tinh thần nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người chấp hành án phạt tù.
Hình 2. Phạm nhân có được trả công khi lao động trong trại giam không?
Khi phạm nhân tham gia lao động siêng năng, tích cực, đạt hiệu quả năng suất tốt thì kết quả lao động của phạm nhân sẽ được sử dụng cho các hoạt động nhằm đáp ứng quyền lợi cho chính họ. Cụ thể, tại Khoản 1, 2 Điều 34 của Luật thi hành án Hình sự 2019 quy định như sau:
- Sau khi trừ các chi phí hợp lý thì kết quả lao động của phạm nhân sẽ được sử dụng vào các việc:
- Bổ sung mức ăn cho phạm nhân;
- Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù;
- Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam: Đối với khoản tiền này, phạm nhân được sử dụng theo quy định số tiền thưởng hoặc gửi trại giam quản lý và được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.
- Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù;
- Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
- Như vậy, pháp luật hiện hành cho phép phạm nhân lao động sẽ được chi trả một phần công lao động và được sử dụng số tiền này. Nếu như phạm nhân không có nhu cầu sử dụng thì có thể gửi trại giam quản lý và được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù. Có thể nói rằng, đây là chế định tiến bộ thể hiện chính sách ưu việt, công bằng của Nhà nước ta đối với phạm nhân trong quá trình lao động.
➤ Tham khảo thêm bài viết:
➤ Quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
➤ Một số vấn đề về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015.
➤ Quy định chung về thi hành án hình sự.
➤ Chi phí tố tụng và Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng.
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về quy định chung về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: