các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Hướng dẫn cách tra cứu bảo hộ nhãn hiệu

Hướng dẫn cách tra cứu bảo hộ nhãn hiệu

26/05/2022


HƯỚNG DẪN CÁCH TRA CỨU BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Hướng dẫn tra cứu bảo hộ nhãn hiệu

Hình 1. Hướng dẫn tra cứu bảo hộ nhãn hiệu.

  Thực tế cho thấy, tra cứu bảo hộ nhãn hiệu là một khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ nhãn theo quy định pháp luật Việt Nam. Việc tra cứu này nhằm để tránh tình trạng đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Tra cứu bảo hộ nhãn hiệu là gì?

2. Tại sao phải tra cứu bảo hộ nhãn hiệu?

3. Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu bảo hộ nhãn hiệu.

4. Hồ sơ tra cứu bảo hộ nhãn hiệu.

1. Tra cứu bảo hộ nhãn hiệu là gì?

  • Tra cứu bảo hộ nhãn hiệu có thể hiểu là việc được trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Lúc này, chủ sở hữu cần tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký chính thức.
  • Lưu ý rằng: Việc tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, Luật Thịnh Trí nghĩ rằng khách hàng nên thực hiện việc này nhằm hạn chế tối đa những sai sót cũng như giúp tiết kiệm thời gian cho quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

2. Tại sao phải tra cứu bảo hộ nhãn hiệu?

  • Thứ nhất, nhằm đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng: Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để từ đó đưa ra giải pháp hợp lý.
  • Thứ hai, tránh mất thời gian, chi phí:
  • Theo thống kê hiện nay, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 40.000 đơn đăng ký. Vì lẽ đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.
  • Nếu như kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu tránh mất chi phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ.

3. Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu bảo hộ nhãn hiệu

  • Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
    • Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu:

//iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

  • Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ HÒA PHÁT (đối với nhãn hiệu chữ).
  • Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
  • Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).

Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

 Nhập thông tin nhóm sản phẩm

Hình 2. Nhập thông tin nhóm sản phẩm.

  • Kết quả sẽ được trả về để cá nhân, doanh nghiệp tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
  • Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là việc tra cứu bảo hộ nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.
  • Cách 2: Cách tra cứu bảo hộ nhãn hiệu nâng cao
  • Tra cứu bảo hộ nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Để tiến hành tra cứu bảo hộ nhãn hiệu nâng cao thì cá nhân, doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Tuy nhiên, hình thức này sẽ mất phí tra cứu.

4. Hồ sơ tra cứu bảo hộ nhãn hiệu

  • Để tiến hành tra cứu bảo hộ nhãn hiệu, khách hàng cần chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc tra cứu, bao gồm cụ thể như sau:
  • Thông tin về mẫu nhãn hiệu dự định tra cứu (file mềm là tốt nhất);
  • Thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn đăng ký. Ví dụ: Đăng ký cho sản phẩm thời trang, ô tô, xe máy,...
  • Sau khi có đầy đủ thông tin nêu trên, chúng ta sẽ tiến hành tra cứu theo một trong hai cách tra cứu đã nói ở trên.

Tham khảo thêm bài viết:

Doanh nghiệp nên lựa chọn bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền tác giả.
Nên đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền?
Thủ tục đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích.
Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về cách tra cứu bảo hộ nhãn hiệu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: