các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Thủ tục đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp năm 2022

Thủ tục đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp năm 2022

09/08/2022


THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THUẾ
SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2022

Thủ tục đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp năm 2022

Thủ tục đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp năm 2022.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp.

2. Thủ tục đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp.

2.1 Hồ sơ đăng ký thuế sau khi thành lập.

2.2 Thủ tục đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp.

3. Các loại thuế, phí cần kê khai sau khi thành lập.

3.1 Lệ phí môn bài.

3.2 Thuế Giá trị gia tăng.

3.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.4 Thuế thu nhập cá nhân.

  • Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty thường thắc mắc về các vấn đề thuế, phí nhà nước. Nếu bạn quan tâm đến thủ tục đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp thì không nên bỏ qua bài viết này!

1. Quy định đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp:

  • Đăng ký thuế là việc chủ thể nộp thuế, cụ thể là doanh nghiệp tiến hành kê khai thông tin định danh của mình với cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh. Đây là cơ sở để phân biệt giữa các chủ thể nộp thuế khác nhau.
  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp chỉ là bước khởi đầu trong quá trình vận hành sự sống của công ty. Sau khi được cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần đại diện hoặc cử người thực hiện các thủ tục kê khai thuế, mở tài khoản ngân hàng, nộp phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…
  • Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan chức năng cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối tượng bắt buộc làm thủ tục đăng ký thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế năm 2019, bao gồm:

“a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”

  • Doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước cấp cho mã số thuế có 10 chữ số và mã số này cũng đồng thời là mã số thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký thành lập. Doanh nghiệp được cấp 01 mã duy nhất trong suốt quá trình hoạt động từ lúc đăng ký thuế đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Xem thêm: Sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân có được phát hành chứng khoán không?

2. Thủ tục đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp:

2.1 Hồ sơ đăng ký thuế sau khi thành lập:

  • Trường hợp chủ thể nộp thuế làm thủ tục đăng ký thuế cùng với hoạt động đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký thuế cũng chính là hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp sau khi thành lập, phải đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế. Thành phần hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
  • Tờ khai đăng ký thuế;
  • Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương (còn giá trị hiệu lực);
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Có thể bạn quan tâm: Thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp không?

2.2 Thủ tục đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp:

  • Chủ thể nộp thuế đăng ký thuế cùng với hoạt động đăng ký doanh nghiệp thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế cũng là địa điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cụ thể theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP địa điểm tiếp nhận chính là Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Trường hợp doanh nghiệp sau khi thành lập muốn đăng ký thuế thì nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức đó.
  • Cơ quan thuế sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho chủ thể nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định pháp luật.

Xem thêm về: Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.

3. Các loại thuế, phí cần kê khai sau khi thành lập:

 Các loại thuế cần kê khai sau khi doanh nghiệp thành lập

Các loại thuế cần kê khai sau khi doanh nghiệp thành lập.

  • Bên cạnh thủ tục đăng ký thuế sau khi thành lập, doanh nghiệp cùng cần tìm hiểu thêm về các loại thuế, phí cần kê khai như lệ phí môn bài, giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân.

3.1 Lệ phí môn bài:

  • Doanh nghiệp mới thành lập được cấp mã số thuế mới sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12). Thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30 tháng 01 năm sau năm đã thành lập hoặc bắt đầu sản xuất, kinh doanh.

3.2 Thuế Giá trị gia tăng:

  • Công ty mới thành lập tiến hành khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất, kinh doanh đủ từ 12 tháng trở lên thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề để thực hiện khai thuế.
  • Trong trường hợp tổng doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp đạt từ 50 tỷ đồng trở xuống thì khai theo quý, nếu vượt trên 50 tỷ đồng thì kê khai theo tháng.

3.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập theo quý chậm nhất vào ngày thứ ba của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý, khi kết thúc năm tài chính doanh nghiệp tiến hành kê khai quyết toán thuế TNDN

3.4 Thuế thu nhập cá nhân:

  • Doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế thu nhập cá nhân theo hai kỳ kê khai là theo tháng và theo quý. Cụ thể:
  • Kê khai theo quý khi doanh nghiệp đã kê khai thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng và có số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ dưới 50 triệu.
  • Kê khai theo tháng khi doanh nghiệp đã khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ từ 50 triệu trở lên.
  • Nếu trong tháng không phát sinh khoản thuế thu nhập cá nhân nào thì doanh nghiệp không cần làm thủ tục kê khai.

Có thể bạn cần tìm: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Trên đây là hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký thuế sau khi thành lập doanh nghiệp trong năm 2022. Nếu còn điều gì còn thắc mắc hay cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để chuyên viên kịp thời tư vấn, giải quyết vấn đề pháp lý.