PHÂN BIỆT GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁ SẢN
Giải thể hay phá sản là hình thức doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Bản chất cả 2 đều là chấm dứt hoạt động doanh nghiệp, nhưng có sự khác biệt về tính chất pháp lý.
Hình 1. LUẬT THỊNH TRÍ – TƯ VẤN SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1.Phân biệt giải thể doanh nghiệp và phá sản theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Giải đáp những câu hỏi của khách hàng liên quan đến phá sản và giải thể doanh nghiệp.
3. Dịch vụ tư vấn và tiến hành các thủ tục liên quan đến giải thể doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp của Công ty TNHH Luật Thịnh Trí.
- Theo Luật doanh nghiệp 2020, giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- Theo Luật phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Hình 2 Thịnh Trí cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục giải thể và phá sản
Điểm giống nhau:
- Kết quả của giải thể và phá sản đều chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi con dấu pháp nhân và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, song song đó phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản. Tuy nhiên khi xét về bản chất, giải thể và phá sản sẽ tồn tại những điểm khác biệt cơ bản sau:
- Trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn và tiến hành thủ tục liên quan đến giải thể và phá sản cho doanh nghiệp, công ty chúng tôi nhận rất nhiều câu hỏi từ phía khách hàng. Dưới đây là 3 câu hỏi thường gặp, Thịnh Trí sẽ trả lời cụ thể và rõ ràng để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về 2 thủ tục này.
- Câu hỏi 1: Doanh nghiệp có tự phá sản được không?
- Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố phá sản khi thỏa mãn cả 2 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán nợ.
- Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản.
- Như vậy, về hình thức phá sản doanh nghiệp không được tự tuyên bố phá sản.
- Câu hỏi 2: Các đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản nhưng không thực hiện sẽ tiến hành xử phạt như thế nào?
- Căn cứ Điều 67 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn. Theo đó, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Câu hỏi 3: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại đâu?
- Tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trừ các trường hợp sau nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp:
- Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
- Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
Dịch vụ tư vấn và tiến hành các thủ tục liên quan đến giải thể doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp của Công ty TNHH Luật Thịnh Trí.
- Nếu quý khách hàng có các vướng mắc pháp lý liên quan giải thể; phá sản doanh nghiệp hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn, tiến hành các thủ tục về giải thể và phá sản doanh nghiệp của Thịnh Trí chúng tôi.
- Công ty Luật Thịnh Trí –Đúng cam kết, trọn niềm tin.Với đội ngũ luật sư dồi dào kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên pháp lý đầy nhiệt huyết, chúng tôi luôn đồng hành cũng Qúy khách trên mọi cuộc hành trình “mang tên Pháp lý”.
→ Xem thêm:
→ Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
→ Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
→ Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
→ Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800 63 65