các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Thủ tục tách thửa, hợp thửa theo quy định pháp luật

Thủ tục tách thửa, hợp thửa theo quy định pháp luật

09/07/2022


THỦ TỤC TÁCH THỬA, HỢP THỬA
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Tư vấn thủ tục tách thửa, hợp thửa theo quy định pháp luật

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn thủ tục tách thửa, hợp thửa theo quy định pháp luật.

  • Để đáp ứng nhu cầu sinh sống và sản xuất thì việc tách thửa, hợp thửa là điều cần thiết phải xảy ra. Tuy nhiên, muốn hợp thửa hay tách thửa thì bạn cần phải đáp ứng từng tiêu chí riêng của nó. Bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ nêu rõ những điều kiện cần phải đáp ứng khi muốn tách thửa đất hoặc hợp thửa đất.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Điều kiện tách và hợp thửa đất theo quy định của pháp luật.

2. Các điều kiện để tiến hành tách thửa đất.

3. Điều kiện để hợp thửa đất.

4. Hồ sơ tách đất và hợp thửa đất theo quy định pháp luật.

5. Các bước thực hiện thủ tục tách hợp thửa đất.

1. Điều kiện tách và hợp thửa đất theo quy định của pháp luật:

  • Cơ sở pháp lý điều kiện các điều kiện để tách thửa đất, hợp thửa đất là các văn bản pháp luật như sau:
  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

2. Các điều kiện để tiến hành tách thửa đất:

  • Những trường hợp có nhu cầu cầu tách thửa đất, hợp thửa đất đều phải tuân thủ theo diện tích tối thiểu được tách nhằm phù hợp với quy định được ban hành bởi UBND cấp tỉnh đối với từng địa phương. Khi thực hiện tách thửa đất phải tuân theo quy định tại khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, rằng:
  • Đối với thửa đất ở nông thôn sẽ được điều chỉnh tại Khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai năm 2013: Diện tích tối thiểu để tách thửa đất phải phù hợp với điều kiện và tập quán ở các địa phương do UBND cấp tỉnh quy định. Căn cứ vào quỹ đất địa phương và kế hoạch phát triển nông thôn đã phê duyệt.
  • Đối với thửa đất ở thành phố sẽ được điều chỉnh theo Khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai năm 2013: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với mảnh đất do UBND cấp tỉnh quy định. Căn cứ vào quyết định quy hoạch đất và quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương sở tại.
  • Trường hợp tự tách thửa đất, chia thửa đất và đã tiến hành đăng ký và được cấp giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất. Và trong đó sẽ có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định. Thì chủ cơ sở thửa đất sẽ chịu những hậu quả sau:
  • Đất sẽ công chứng, chứng thực và sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Các quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người sử dụng đất đó sẽ không được làm các thủ tục thực hiện quyền đối với mảnh đất đó.
  • Căn cứ khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cho phép người sử dụng đất được tách thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu. Tuy nhiên với điều kiện phải đồng thời hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề nhằm tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc có diện tích lớn hơn diện tích tối thiểu nhằm tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng lớn hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa.

3. Điều kiện để hợp thửa đất:

  • Các điều kiện để tiến hành hợp thửa đất theo quy định của pháp luật, cụ thể:
  • Các thửa đất đó phải cùng một mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật tại Điều 2, điểm 3 Khoản 2, Điều 8 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
  • Thửa đất phải được nằm liền kề với nhau theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
  • Trong trường hợp hai thửa đất không có cùng một mục đích sử dụng đất thì phải tiến hành thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy được pháp luật.
  • Diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt quá hạn mức cho phép theo pháp luật quy định. Nếu ngoài hạn mức cho phép, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế các quyền lợi hoặc sẽ không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm: Hợp thức hóa việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay.

4. Hồ sơ tách đất và hợp thửa đất theo quy định pháp luật:

 Tư vấn hồ sơ tách đất và hợp thửa đất theo quy định pháp luật

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn hồ sơ tách đất và hợp thửa đất theo quy định pháp luật.

  • Dựa vào khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT người muốn tách thửa hoặc hợp thửa cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ sau:
  • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
  • Đơn đề nghị được tách thửa, hợp thửa theo quy định pháp luật (mẫu số 11/ĐK);
  • CMND/CCCD để xuất trình khi có yêu cầu.
  • Lưu ý: Trong các trường hợp có sự thay đổi về giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân hoặc các địa chỉ trên giấy chứng nhận đã cấp thì người sử dụng đất phải tiến hành nộp thêm các giấy tờ, tài liệu sau:
  • Các giấy tờ khác nhằm chứng minh sự thay đổi nhân thân đối với các trường hợp thay đổi thông tin của người đã có tên trên giấy chứng nhận đã cấp.
  • Bản photo CMND mới hoặc CCCD mới/ sổ hộ khẩu.

5. Các bước thực hiện thủ tục tách hợp thửa đất:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ
  • Tại những địa phương chưa có chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa thì tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
  • Nộp hồ sơ tách hoặc hợp thửa đất tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, nơi tổ chức Bộ phận một cửa thì phải tiến hành nộp tại Bộ phận một cửa.
  • Những hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại UBND cấp xã (bao gồm: xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu được tách thửa đất, hợp thửa đất.
  • Trong trường hợp nộp hồ sơ chưa đầy đủ các tài liệu, giấy tờ hoặc giấy tờ chưa hợp lệ, thì trong thời gian tối đa là 03 ngày, cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ phải tiến hành thông báo và hướng dẫn cho người đã nộp hồ sơ để họ bổ sung hồ sơ còn thiếu, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
  • Cơ quan có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ các thông tin trong sở tiếp nhận và trả “Phiếu tiếp nhận” cho người đã nộp hồ sơ.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
  • Lập hồ sơ để trình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đối với mảnh đất đã tiến hành tách thửa đất hoặc hợp thửa đất.
  • Thực hiện công việc đo đạc địa chính để tiến hành chia tách thửa đất.
  • Chỉnh lý và tiến hành cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dựa liệu đất đai
  • Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc tiến hành gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời gian 03 ngày, kể từ ngày nhận kết quả giải quyết trường hợp tách thửa đất hoặc hợp thửa đất.
  • Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất.

Tham khảo thêm:
Một số lưu ý khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.

  • Để biết thêm chi tiết về thủ tục tách thửa, hợp thửa, xin vui lòng liên hệ qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365