THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN
Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn để kinh doanh. Vậy hiện nay, thành lập công ty TNHH được thực hiện như thế nào?
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Công ty TNHH là gì?
2. Công ty TNHH có ưu và nhược điểm thế nào?
3. Hồ sơ thành lập công ty TNHH.
4. Trình tự, thủ tục thành lập công ty TNHH.
5. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp.
6. Những điểm mới về công ty TNHH từ năm 2021.
Hướng dẫn thành lập công ty TNHH (ảnh minh họa)
Với những ưu điểm vượt trội, công ty TNHH là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay và được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn. Chi tiết thủ tục thành lập công ty TNHH sẽ được đề cập cụ thể trong bài viết này.
- Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn chưa có khái niệm cụ thể đối với thuật ngữ “Công ty trách nhiệm hữu hạn”. Tuy nhiên, vẫn có những quy định liên quan xoay quanh vấn đề này.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Trong đó:
- Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu của công ty), chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Mặc dù công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp một chủ nhưng có những điểm khác biệt so với doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình công ty có số lượng thành viên hạn chế, các thành viên cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng chia lãi, cùng chịu lỗ dựa trên tỉ lệ phần vốn góp vào công ty. Một số điểm đáng chú ý của công ty TNHH hai thành viên như sau:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân nhưng số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
- Có thể thấy, về cơ bản thì hai loại hình công ty này giống nhau ngoại trừ việc khác nhau ở số lượng thành viên quyết định tên gọi loại hình Công ty TNHH 1 thành viên hay Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào.
- Với số lượng thành viên không quá nhiều, khi có nhu cầu chuyển nhượng vốn góp, các thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên sẽ phải chào bán trong nội bộ công ty trước nếu các thành viên còn lại không đồng ý thì sau đó mới được bán ra bên ngoài. Điều này tuy có phần phức tạp nhưng ưu điểm sẽ là độ bảo mật cao
- Vì cơ cấu tổ chức của công ty TNHH đơn giản nên rất phù hợp với các công gia đình, công ty khởi nghiệp hoặc công ty có bí quyết đặc thù nghề nghiệp, kinh doanh muốn bảo mật.
- Khi có nhu cầu huy động vốn có thể phát hành trái phiếu.
- Nhược điểm của công ty TNHH
- Công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu. Do đó, Khả năng huy động vốn của công ty TNHH kém hơn so với công ty cổ phần do chỉ được phát hành trái phiếu để huy động vốn vay.
- Công ty TNHH 1 thành viên thì lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí hoạt động của công ty.
- So với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh thì công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn.
- Dù cùng là công ty TNHH nhưng thành phần hồ sơ khi thành lập giữa công ty TNHH một thành viên và hai thành viên có sự khác nhau, Cụ thể:
*Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
* Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
*Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
* Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
Tư vấn thủ tục thành lập công ty TNHH và chi phí thực hiện.
- Bước 1: Chuẩn bị đẩy đủ hồ sơ
- Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ phù hợp với loại hình doanh nghiệp muốn thành lập. Hồ sơ cụ thể cần chuẩn bị theo hướng dẫn đã được đề cập ở trên.
- Bước 2: Nộp hồ sơ
- Cá nhân, tổ chức có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác để thực hiện đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong ba phương thức dưới đây:
- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Trong đó, cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
- Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Qua mạng thông tin điện tử tại //dangkyquamang.dkkd.gov.vn/auth/Public/LogOn.aspx?ReturnUrl=%2fonline%2fdefault.aspx
- Bước 3: Giải quyết hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
- Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
- Theo hướng dẫn tại Thông tư 47/2019/TT-BTC mức thu lệ phí đăng ký thành lập công ty TNHH là 50.000 đồng/lần.
- Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử sẽ được miễn lệ phí.
- Ngoài ra, còn có phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.
Từ ngày 01/01/2021, nhiều thay đổi liên quan đến công ty TNHH và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty.
- Đối với công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH được tự do phát hành trái phiếu (khoản 4 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020).
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Được tự do phát hành trái phiếu để huy động vốn;
- Không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
- Bổ sung các trường hợp đặc biệt phải xử lý phần vốn góp như: Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
→ Tham khảo thêm:
→ Thủ tục đổi tên doanh nghiệp.
→ Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.
→ Thủ tục giải thể doanh nghiệp.
→ Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Trên đây là nội dung Thủ tục thành lập công ty TNHH và chi phí thực hiện mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.