THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
2. Điều kiện chung để doanh nghiệp bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Hồ sơ để đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm (ảnh minh họa)
Hiện nay, bảo hiểm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu này, các doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập nhiều hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm muốn được thành lập và hoạt động thì phải có giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí xin phép gửi đến quý khách hàng thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định hiện hành.
- Kinh doanh bảo hiểm được hiểu là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm với mục đích sinh lợi, trong đó doanh nghiệp chấp nhận những rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở là bên mua bảo hiểm sẽ thực hiện đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm thì bồi thường cho người được bảo hiểm.
- Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh bảo hiểm như kinh doanh tái bảo hiểm, giám định tổn thất, quản lý quỹ và đầu tư vốn...
- Ngoài ra, Điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 quy định các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Công ty cổ phần bảo hiểm;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Hợp tác xã bảo hiểm;
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Theo quy định hiện hành tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức thực hiện góp vốn để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Không thuộc những trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2020;
- Trong trường hợp tổ chức tham gia góp vốn mà từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải hoạt động kinh doanh có lãi trong thời gian 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ để đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Trong trường hợp tổ chức tham gia việc góp vốn là ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì những tổ chức này cần đáp ứng những điều kiện về an toàn tài chính, phải bảo đảm duy trì và phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật.
Ngoài việc đáp ứng những điều kiện chung thì các doanh nghiệp bảo hiểm còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:
- Ngoài việc đáp ứng những điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, những thành viên tham gia việc góp vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm còn phải là tổ chức và đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Đối với tổ chức nước ngoài:
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và được cho phép về việc hoạt động kinh doanh lĩnh vực dự kiến sẽ tiến hành tại Việt Nam bởi các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc có thể là công ty con đã chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thực hiện việc ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm;
- Phải có ít nhất là 7 năm kinh nghiệm hoạt động đối với lĩnh vực dự kiến sẽ tiến hành tại Việt Nam;
- Có tổng tài sản ít nhất tương đương với 2 tỷ đô la Mỹ trong năm liền kề trước năm thực hiện nộp hồ sơ để đề nghị cấp Giấy phép;
- Tại nước nơi mà doanh nghiệp đã đóng trụ sở chính thì doanh nghiệp không được vi phạm nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà pháp luật quy định trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm thực hiện nộp hồ sơ để đề nghị cấp Giấy phép.
- Đối với tổ chức Việt Nam:
- Cần có tổng tài sản ít nhất hai nghìn tỷ đồng Việt Nam trong năm liền kề trước năm thực hiện nộp hồ sơ để đề nghị cấp Giấy phép.
- Đối với công ty cổ phần bảo hiểm:
- Công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến sẽ thành lập không chỉ đáp ứng các điều kiện chung tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP mà còn phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Có ít nhất 2 cổ đông cùng nhau sở hữu ít nhất là 20% số cổ phần đối với công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến sẽ thành lập. Ngoài ra, 2 cổ đông này là tổ chức và phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
- Hồ sơ để xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
- Dự thảo về điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm;
- Phương án hoạt động 05 năm đầu, theo đó phải nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ và chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn cùng với hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế đối với việc thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách và lý lịch cùng với các văn bằng chứng minh về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với người quản trị và người điều hành doanh nghiệp;
- Mức vốn góp và phương thức góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm từ 10% số vốn điều lệ trở lên và tình hình tài chính hoặc những thông tin khác có liên quan đến tổ chức, cá nhân đó;
- Quy tắc, điều khoản và biểu phí cùng với hoa hồng bảo hiểm của các loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến sẽ tiến hành.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Bộ Tài chính sẽ thực hiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và những quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm cần phải phù hợp với những quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển của thị trường bảo hiểm hoặc thị trường tài chính tại Việt Nam.
5. Thủ tục để cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
Tư vấn Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục cần chuẩn bị 3 bộ hồ sơ theo quy định. Trong đó phải có 01 bộ là bản chính và 02 bộ là bản sao. Riêng với hồ sơ để đề nghị cấp Giấy phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh.
- Bước 2: Nộp hồ sơ
- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ Tài chính.
- Bước 3: Xử lý hồ sơ
- Kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thì trong thời hạn 21 ngày làm việc kể, nếu như hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì Bộ Tài chính sẽ thông báo bằng văn bản và yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
- Thời hạn để bổ sung, sửa đổi hồ sơ đối với chủ đầu tư tối đa là 6 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bổ sung và sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định nêu trên thì Bộ Tài chính sẽ có văn bản về việc từ chối xem xét cấp Giấy phép.
- Bước 4: Cấp Giấy phép
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Bộ Tài chính sẽ cấp Giấy phép đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép thì Bộ Tài chính sẽ có văn bản giải thích nêu rõ lý do từ chối.
- Bộ Tài chính chỉ có quyền từ chối việc cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài dự kiến thành lập không đáp ứng đầy đủ những điều kiện để được cấp Giấy phép.
→ Tham khảo thêm:
→ Thủ tục đổi tên doanh nghiệp.
→ Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.
→ Thủ tục giải thể doanh nghiệp.
→ Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Trên đây là nội dung Thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo hiểm mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.