các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Trình tự, thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hình sự

Trình tự, thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hình sự

05/01/2022


TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định chung về xét xử phiên tòa sơ thẩm hình sự.

2. Thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hình sự.

3. Các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm hình sự.

  Phiên tòa sơ thẩm hình sự là việc đưa vụ án ra xét xử lần đầu tiên tại một Tòa án có thẩm quyền. Trình tự phiên tòa được tiến hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Bài viết sau đây sẽ thông tin đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hình sự theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

 Phiên tòa hình sự sơ thẩm

Ảnh minh họa phiên tòa hình sự sơ thẩm

1. Quy định chung về xét xử phiên tòa sơ thẩm hình sự

Trình tự xét xử phiên tòa sơ thẩm hình sự gồm có các bước như sau:

  • Bước 1: Thủ tục bắt đầu phiên tòa: kiểm tra sự có mặt những người tham gia phiên tòa và những điều kiện cần thiết để bắt đầu một phiên tòa.
  • Bước 2: Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa: bao gồm thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại phiên tòa.
  • Bước 3: Nghị án: Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và quyết định bản án.
  • Bước 4: Tuyên án: Chủ tọa phiên tòa đọc bản án hoặc một thành viên của Hội đồng xét xử đọc bản án.
  • Sau khi kết thúc phiên tòa hình sự sơ thẩm:
    • Kể từ ngày tuyên án, trong thời hạn 10 ngày, toà án cấp sơ thẩm gửi bản án theo quy định Điều 262 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
    • Trường hợp, bị cáo bị xử vắng mặt vì đang ở nước ngoài hoặc có lý do trốn, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, tòa án cấp sơ thẩm niêm yết bản án tại cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo hoặc trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú của bị cáo và lập thành biên bản niêm yết ghi rõ ngày, tháng, năm có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của bị cáo và được lưu vào hồ sơ vụ án. Bản án phải được niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày kể từ ngày niêm yết;
    • Gửi bản án cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.
    • Trường hợp bản án bị kháng cáo thì tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo bằng văn bản cho trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo;
    • Trường hợp bản án bị kháng nghị thì viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị.

 các trang cá cược game bàiuy tín

Ảnh minh họa thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hình sự

2. Thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hình sự

  • Thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hình sự quy định từ Điều 300 đến Điều 305 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
  • Trước khi khai mạc phiên tòa: Thư ký phiên tòa tiến hành kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng do Tòa án triệu tập; ai vắng mặt thì phải nêu rõ lý do và phổ biến nội quy phiên tòa.
  • Khai mạc phiên tòa:
  • Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;
  • Thư ký báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia tố tụng do Tòa án triệu tập.
  • Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia tố tụng theo giấy triệu tập của Tòa án; kiểm tra lý lịch và phổ biến quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng, như sau:
  • Đối với bị cáo: Hỏi về họ tên; ngày tháng năm sinh; nơi sinh, nơi cư trú; trình độ văn hóa; nghề nghiệp; hoàn cảnh gia đình; tiền án, tiền sự; ngày bị tạm giữ, tạm giam.
  • Đối với người đại diện hợp pháp cho bị cáo: Hỏi họ tên; tuổi; nơi sinh, nơi cư trú; nghề nghiệp; mối quan hệ với bị cáo.
  • Đối với người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp của họ: Hỏi họ tên, nơi cư trú, nghề nghiệp, tuổi. Trường hợp là tổ chức thì hỏi về tên, trụ sở chính của cơ quan, tổ chức; họ tên, nghề nghiệp, tuổi, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp cho cơ quan, tổ chức.
  • Chủ tọa phiên tòa hỏi kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa về đề nghị thay đổi thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, thư ký tòa án, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định. Trường hợp có người đề nghị thay đổi thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định việc thay đổi đó.
  • Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ tên, tuổi, chức vụ của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định và giải thích về quyền và nghĩa vụ của những người này (trường hợp họ có mặt tham gia phiên tòa) và những người này phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ.
  • Chủ tọa phiên tòa hỏi người làm chứng về họ tên, nghề nghiệp, nơi cư trú, giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ của họ. Người làm chứng cam đoan khai đúng, không gian dối, nếu người làm chứng chưa thành niên thì không cần cam đoan.
  • Trước khi chủ tọa phiên tòa hỏi người làm chứng về vụ án, chủ tọa phiên tòa quyết định để cho người làm chứng không nghe được lời khai hoặc tiếp xúc với những người có liên quan vụ án đảm bảo minh bạch, khách quan. Trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng nhau thì chủ tọa quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
  • Chủ tọa phiên tòa hỏi kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa trong trường hợp cần triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu về vật chứng, tài liệu không. Nếu người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc có mặt tại phiên tòa nhưng không đảm bảo sức khỏe để tham gia phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa không; trường hợp có người yêu cầu hoãn phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

3. Các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm hình sự

  • Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa theo Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trong các trường hợp sau:

(1) Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.

(2) Thay đổi Kiểm sát viên.

(3) Không có Thẩm phán; Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi Thẩm phán mà không có Thẩm phán dự khuyết để thay thế.

(4) Kiểm sát viên dự khuyết không có mặt khi thay đổi Kiểm sát viên.

(5) Bị cáo vắng mặt có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan

(6) Người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.

(7) Bị hại, đương sự, người đại diện hợp pháp vắng mặt thì tùy trường hợp do Hội đồng xét xử quyết định tiếp tục phiên tòa hay hoãn phiên tòa.

(8) Người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy từng trường hợp do Hội đồng xét xử quyết định tiếp tục phiên tòa hay hoãn phiên tòa.

(9) Người dịch thuật, người phiên dịch vắng mặt không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Xem thêm:

Hình phạt được quy định theo Bộ Luật Hình sự 2015.
Phân biệt cố ý phạm tội và vô ý phạm tội.
Tố tụng hình sự là gì? Các giai đoạn tố tụng hình sự.
Thủ tục truy tố và các quyết định được thực hiện trong truy tố vụ án hình sự.

  • Trên đây là nội dung Trình tự, thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hình sự của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.