các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?

Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?

26/11/2021


VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY
BAO GỒM NHỮNG LOẠI VỐN NÀO?

  Khi thành lập công ty, bạn phải biết mức vốn tối thiểu để thành lập là bao nhiêu? Hiện nay có bao nhiêu loại vốn? Quy định góp vốn trong doanh nghiệp ra sao?

 Luật Thịnh Trí - Tư vấn thành lập doanh nghiệp
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn thành lập doanh nghiệp

  Qua kinh nghiệm tư vấn rất nhiều khách hàng, có những người chuẩn bị số vốn thành lập doanh nghiệp rất nhiều, thậm chí là vay ngân hàng để thành lập công ty. Tuy nhiên, điều này không thực sự cần thiết, vì thành lập công ty vốn dĩ không cần lượng vốn quá nhiều, sẽ trở nên thừa thãi. Đặc biệt khi vay vốn như vậy, khách hàng sẽ phải trả lãi rất cao, trong khi công ty thì chưa bước vào giai đoạn kinh doanh có lãi. Hiểu được những vướng mắc mà khách hàng gặp phải, trong bài viết này Luật Thịnh Trí giúp khách hàng hiểu hơn về vốn điều lệ, cũng như là các loại vốn hiện nay pháp luật quy định.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty?.

2. Vốn thành lập công ty bao gồm những loại nào?.

3. Thực hiện góp vốn thành lập công ty của Công ty TNHH Một thành viên.

4. Luật Thịnh Trí – Tư vấn thành lập doanh nghiệp.

1. Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty?

  • Để xác định mức vốn tối thiểu thì phải xác định được ngành nghề doanh nghiệp muốn kinh doanh là gì. Hiện nay pháp luật quy định 2 dạng ngành nghề kinh doanh: ngành nghề kinh doanh thông thường và ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định.
    • Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh thông thường không yêu cầu vốn pháp định. Vậy nên, đối với loại hình này pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Trong thực tế có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty là 1 triệu đồng, điều pháp luật không cấm. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi đi giao dịch và làm việc với đối tác hay các cơ quan như: ngân hàng, thuế thì họ thường sẽ rất hạn chế giao dịch vì khi nhìn  vào mức vốn điều lệ quá thấp, sẽ sinh ra tâm lý không tin tưởng doanh nghiệp, đây một trở ngại rất lớn. Cho nên doanh nghiệp cần phải ước lượng mức vốn đăng ký mức phù hợp với thực tế và thuận tiện cho việc kinh doanh.
    • Trường hợp doanh nghiệp đăng ký các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định để hoạt động, thì mức vốn tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.
  • Nếu quý khách hàng đang thắc mắc về vốn pháp định của ngành nghề mình đang có dự định kinh doanh, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1800 6365 Luật Thịnh Trí luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng.

2. Vốn thành lập công ty bao gồm những loại nào?

  • Thứ nhất, Vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp
    • Vốn điều lệ công ty là số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp đóng cam kết góp trong một thời hạn nhất định, thời hạn này được ghi vào điều lệ công ty nhưng không quá thời hạn do luật định. Đây là khoản vốn được doanh nghiệp tự do đăng ký tại sở kế hoạch và đầu tư, việc này không có ràng buộc bởi quy định của pháp luật, người góp vốn phải chịu trách nhiệm trên cơ sở khoản vốn góp của mình. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc mức vốn điều lệ tối đa của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh bình thường.
    • Ví dụ: Các chi phí khi thành lập công ty, bạn cần tính như sau: phí phát sinh, dự định là khoảng 2 tỷ đồng, nguồn vốn mở rộng hoạt động khoảng 1 tỷ vì vậy có thể đăng ký vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng.
  • Thứ hai, Vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp
    • Vốn pháp định này được áp dụng với các ngành kinh doanh có điều kiện được pháp luật quy định.
    • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có mức vốn pháp định. tương ứng mức vốn để thành lập công ty. Nói cách khác, khi doanh nghiệp đăng ký một ngành nghề doanh yêu cầu vốn pháp định, theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phải đáp ứng đủ số vốn mới có đủ điều kiện thành lập.
    • Vốn pháp định được xem là mức vốn tối thiểu thành lập công ty theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, vốn pháp định là mức vốn bắt buộc phải có để đăng ký kinh doanh 1 ngành nghề có điều kiện.
    • Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần phải đáp ứng đủ vốn 2 tỷ thì mới đăng ký được. Nếu bạn có 1,5 tỷ thì sẽ không đăng ký được ngành này.
  • Thứ ba, Vốn ký quỹ để làm thủ tục thành lập công ty
    • Vốn ký quỹ là một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo quá trình hoạt động của công ty.
  • Thứ tư, Vốn góp nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp
    • Vốn góp nước ngoài là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Loại vốn này chỉ có những  công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới có.
    • Lưu ý: Số vốn góp này quyết định trực tiếp tới vấn đề nộp thuế môn, loại thuế này nhà nước sẽ thu khi hoàn tất quy trình thành lập công ty nên các doanh nghiệp cần phải chú ý vấn đề này.
  • Thời hạn bài viết này tương đối ngắn, nên Luật Thịnh Trí chúng tôi chỉ nói đến việc thực  hiện vốn góp của công ty TNHH MTV. Nếu khách hàng muốn tìm hiểu vấn đề vốn góp của các loại hình kinh doanh khác, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6365 để được luật sư chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng.

3. Thực hiện góp vốn thành lập công ty của Công ty TNHH Một thành viên

  • Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.

4. Luật Thịnh Trí – Tư vấn thành lập doanh nghiệp

 Hình 2. Công ty luật TNHH Thịnh Trí
Hình 2. Công ty luật TNHH Thịnh Trí

  • Công ty Luật TNHH Thịnh Trí chúng tôi đã đi vào hoạt động hơn 14 năm qua theo giấy đăng ký kinh doanh số 41.07.0575/TP/ĐKHĐ do Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 16 tháng 07 năm 2007
  • Thứ nhất, Luật Thịnh Trí sẵn sàng hỗ trợ thủ tục pháp lý liên quan đến các lĩnh vực tài chính, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh, kế toán, kế toán thuế, sở hữu trí tuệ, các vấn đề nội bộ khác của doanh nghiệp.
  • Thứ hai, Luật Thịnh Trí cung cấp dịch vụ trọn gói sau cho doanh nghiệp sau khi hoàn tất việc thành lập bao gồm các vấn đề kê khai thuế, lao động, tiền lương, bảo hiểm, tư vấn cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả và chất lượng.
  • Thứ ba, hệ thống văn phòng của Công ty Luật Thịnh Trí nằm trong khu vực trung tâm hành chính, tài chính của Thành Phố Hồ Chí Minh, rải rác khắp các tỉnh phía nam, chúng tôi tin rằng đó là lợi thế để có thể đáp ứng nhu cầu pháp lý cao nhất của Qúy khách hàng trong cả nước.

Xem thêm:
Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Nếu khách hàng vẫn còn thắc mắc, liên quan đến các điều kiện thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 63 65 để được đội ngũ luật sư Thịnh Trí tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
    • CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
    • Hotline: 1800 6365