Thứ 2 - 7 8:00 AM - 17:00 PM
Trang chủ / Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
28/01/2022
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu.
2. Quy định về người thứ ba ngay tình.
3. Điều kiện bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.
Trong cuộc sống hằng ngày, các giao dịch dân sự như mua bán hàng hóa, nhà đất, các loại hợp đồng. Người thứ ba ngay tình tham gia ký kết các giao dịch dân sự ngày trong khi đó không biết chủ thể ký kết không có quyền định đoạt tài sản dẫn đến giao dịch dân sự bị vô hiệu. Xuất phát từ thực tiễn, nhiều trường hợp vi phạm dẫn giao dịch dân sự vô hiệu khi có sự tham gia của người thứ ba ngay tình ngày càng phổ biến, do đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định chặt chẽ theo hướng bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung này, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.
Giao dịch dân sự vô hiệu (ảnh minh họa)
Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu (ảnh minh họa)
1.Đối tượng giao dịch là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao cho người thứ ba thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực
Tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu là tài sản không có giấy tờ chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của ai. Một số tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu như gia súc, gia cầm, tiền, vàng, vật dụng có giá trị đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch loại tài sản này có hiệu lực mặc dù trước khi người thứ ba tham gia vào giao dịch này đã có một giao dịch dân sự trước đó được xác lập nhưng bị vô hiệu.
2. Đối tượng giao dịch là tài sản đã được đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau đó chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình thì việc thực hiện giao dịch được xác lập vẫn có hiệu lực.
Trong trường hợp, tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình bằng một giao dịch dân sự khác và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó có hiệu lực.
3. Đối tượng giao dịch tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nhưng chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba không có hiệu lực
Trong trường hợp này người thứ ba muốn nhận được tài sản này thì phải thông qua một trong những cách sau:
-Thông qua bán đấu giá tài sản tại tổ chức có thẩm quyền vì theo pháp luật về đấu giá tài sản thì khi có văn bản mua được tài sản đấu giá, người mua được tài sản có quyền đăng ký sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp tài sản đó;
-Giao dịch với người mà theo quyết định, bản án của cơ quan nhà nước có thẩm là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó do bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị hủy, sửa làm cho chủ thể này không là chủ sở hữu tài sản.
4. Trường hợp giao dịch dân sự có hiệu lực thì chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình.
Bộ luật Dân sự bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự có hiệu lực, do đó, chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản mà chỉ có quyền kiện chủ thể có lỗi làm cho giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí bồi thường thiệt hại
➤ Xem thêm:
➤ Những vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự.
➤ Điều kiện của các bên khi tham gia vào giao dịch nhà ở.
➤ Nguyên tắc bồi thường tổn thất tinh thần.
➤ Những trường hợp không phải bồi thường thiệt hại.