các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Một số lưu ý cần biết về phạt vi phạm hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng xây dựng

Một số lưu ý cần biết về phạt vi phạm hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng xây dựng

19/04/2022


MỘT SỐ LƯU Ý CẦN BIẾT VỀ PHẠT VI PHẠM
HỢP ĐỒNG DÂN SỰ, HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI, HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hợp đồng dân sự về phạt vi phạm.

2. Hợp đồng thương mại về phạt vi phạm.

3. Hợp đồng xây dựng về phạt vi phạm.

  Hợp đồng được xác lập trên sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó ngoài việc thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng, thì một số trường hợp cần thiết sẽ có bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng. Vậy phạt vi phạm hợp đồng trên nguyên tắc nào? Điều kiện về phạt vi phạm hợp đồng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung phạt vi phạm hợp đồng trong hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng xây dựng, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự

Phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự (ảnh minh họa)

1. Hợp đồng dân sự về phạt vi phạm

  • Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự được xác lập trên sự thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ nhất định khi thực hiện hợp đồng.
  • Vi phạm hợp đồng là việc một bên thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc thực hiện không đầy đủ, không thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định pháp luật.
  • Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phạt vi phạm hợp đồng dân sự được xác lập trên sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó, khi một bên vi phạm phải có nghĩa vụ nộp một khoản tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng cho bên bị vi phạm.
  • Các bên tự thỏa thuận về mức phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  • Việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại do các bên tự thỏa thuận với nhau hoặc các bên thỏa thuận vừa phải bồi thường thiệt hại vừa phải chịu phạt vi phạm hợp đồng.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải bồi thường thiệt hại và vừa phải chịu phạt vi phạm thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
  • Như vậy, phạt vi phạm hợp đồng dân sự được áp dụng khi các bên có sự thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng.

 Phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại

Phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại (Ảnh minh họa)

2. Hợp đồng thương mại về phạt vi phạm

  • Hợp đồng thương mại được xác lập dựa trên sự thỏa thuận giữa các thương nhân để thực hiện các hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại, cung ứng dịch vụ và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi nhuận.
  • Thương nhân bao gồm cá nhân, tổ chức. Trong đó, cá nhân có đăng ký kinh doanh, hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp.
  • Theo Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 quy định phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên vi phạm trả một khoản tiền phạt theo yêu cầu của bên bị vi phạm do vi phạm hợp đồng, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:
  • Theo Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 quy định để miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng chứng minh được thuộc trong các trường hợp: xảy ra sự kiện bất khả kháng; xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng; Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.
  • Các bên tự thỏa thuận về mức phạt trong hợp đồng thương mại đối với vi phạm nghĩa vụ hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp kết quả giám định sai. Theo Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải trả tiền phạt cho khách hàng yêu cầu giám định khi cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định. Các bên thỏa thuận về mức phạt nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
  • Quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại theo Điều 307 Luật Thương mại năm 2005 là:
  • Trường hợp các bên thỏa thuận về bồi thường thiệt hại mà không thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại mà không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng, trừ trường hợp có quy định khác.
  • Trường hợp các bên thỏa thuận vừa bồi thường thiệt hại vừa phạt vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm có quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại, trừ trường hợp có quy định khác.
  • Như vậy, phạt vi phạm hợp đồng thương mại được áp dụng khi các bên có sự thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng.

3. Hợp đồng xây dựng về phạt vi phạm

  • Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được xác lập giữa bên giao thầu và bên nhận thầu bằng hình thức văn bản để thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Tùy theo loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm: Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ; Quản lý khối lượng và giá hợp đồng; Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng; Quản lý về chất lượng; Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.
  • Theo Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi năm 2020 quy định:

Các bên thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng xây dựng và ghi trong hợp đồng.

Mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công. Bên cạnh mức phạt vi phạm hợp đồng, bên vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

 Trường hợp do nguyên nhân của bên thứ ba dẫn đến một bên vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên dẫn đến quyền lợi, tài sản, thân thể của bên kia bị xâm hại thì bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

  • Như vậy, phạt vi phạm hợp đồng xây dựng được áp dụng khi các bên có sự thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng.

Xem thêm:

Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự.
Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự.

Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

  • Trên đây là Một số lưu ý cần biết về phạt vi phạm hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng xây dựng của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.