các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Giao dịch dân sự là gì? Điều kiện giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là gì? Điều kiện giao dịch dân sự

19/04/2022


GIAO DỊCH DÂN SỰ LÀ GÌ?
ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH DÂN SỰ

Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến giao dịch dân sự

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến giao dịch dân sự

  Giao dịch dân sự được hiểu là những giao dịch thường gặp trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, để một giao dịch dân sự được xem là một giao dịch dân sự hợp pháp thì giao dịch đó phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật. Vậy giao dịch dân sự là gì? Các điều kiện trong giao dịch dân sự được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Giao dịch dân sự là gì?

2. Đặc điểm của giao dịch dân sự.

3. Các loại giao dịch dân sự.

1. Giao dịch dân sự là gì?

  • Căn cứ theo Điều116 Bộ luật dân sự 2015 thì khái niệm giao dịch dân sự được quy định như sau:

“Điều 116. Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

  • Như vậy, từ quy định trên ta biết rằng, giao dịch dân sự có thể là hợp đồng hoặc có thể là hành vi pháp lý đơn phương.
  • Do đó, theo logic thì mọi hợp đồng được giao kết đều được xem là một giao dịch dân sự, tuy nhiên không phải mọi giao dịch được coi là hợp đồng. Bởi, nếu giao dịch của hai bên được xem là hợp đồng, còn bản chất của hành vi pháp lý đơn phương là thể hiện ý chí của một chủ thể, do vậy hành vi pháp lý đơn phương không được xem là hợp đồng, ví dụ: Cá nhân lập di chúc để lại di sản, đây là một hành vi pháp lý đơn phương, thể hiện ý chí của cá nhân, do đó đây vẫn được xem là một giao dịch dân sự nhưng không phải là hợp đồng.
  • Mặc khác, có thể nói: Không phải hành vi pháp lý đơn phương nào cũng là một giao dịch dân sự. Hành vi pháp lý đơn phương là một giao dịch dân sự khi hành vi đó được tiến hành nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của chủ thể được xác định. Còn hành vi pháp lý đơn phương được tiến hành nhưng không làm phát sinh bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào ở chủ thể được xác định, thì hành vi pháp lý đơn phương này không phải là một giao dịch dân sự. Ví dụ: Hành vi từ bỏ quyền sở hữu đó với tài sản.

2. Đặc điểm của giao dịch dân sự

 Tư vấn đặc điểm của giao dịch dân sự

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn đặc điểm của giao dịch dân sự

  • Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý thuộc hành vi pháp lý, giao dịch dân sự luôn thể hiện ý chí tự nguyện của một hoặc hai bên chủ thể tham gia.
  • Giao dịch dân sự là một loại sự kiện pháp lý phổ biến và quan trọng nhất, giao dịch dân sự làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
  • Giao dịch dân sự là một hợp đồng hay một hành vi pháp lý đơn phương thì đều có những đặc điểm chung sau đây:
  • Thứ nhất, giao dịch dân sự luôn thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch
  • Trong trường hợp giao dịch dân sự là một hợp đồng thì đó là sự thể hiện ý chí một cách thống nhất từ các chủ thể tham gia vào hợp đồng. Nếu giao dịch là một hành vi pháp lý đơn phương thì đó là sự thể hiện ý chí tự nguyện của một bên chủ thể. Nội dung của giao dịch dân sự phải nhằm mục đích truyền tải, thể hiện được suy nghĩ bên trong của mỗi chủ thể tham gia.
  • Ý chí được hiểu là những suy nghĩ bên trong của mỗi chủ thể, khi tham gia xác lập một giao dịch thì ý chí đó phải được thể hiện ra bên ngoài dưới các hình thức nhất định. Do đó, có thể nói giao dịch dân sự, bản chất là sự thống nhất ý chí giữa các bên và là sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể. Nếu một giao dịch dân sự thiếu sự thống nhất ý chí và các bên không thể bày tỏ ý chí thì giao dịch dân sự đó có thể bị vô hiệu. Có rất nhiều lý do khiến có ý chí của chủ thể không thể thống nhất như: bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị cưỡng ép,... trong xác lập giao dịch dân sự.
  • Thứ hai, hậu quả pháp lý đều làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ
  • Giao dịch dân sự có thể là hành vi của một hay nhiều chủ thể, nhằm hướng đến mục đích phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chủ thể được xác định. Như vậy, hậu quả pháp lý của một giao dịch dân sự, bao gồm:
  • Một là, giao dịch dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự: Đây là một trường hợp giao dịch dân sự nhằm mục đích xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch.
  • Hai là, giao dịch dân sự sẽ làm thay đổi quyền và nghĩa vụ dân sự. Đây là một trường hợp giao dịch dân sự đã tồn tại các quyền và nghĩa vụ với nhau nhưng các bên thỏa thuận sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ đó, điều đó làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
  • Ba là, giao dịch dân sự làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Đây là trường hợp các chủ thể trong giao dịch dân sự đã tồn tại quyền và nghĩa vụ với nhau, tuy nhiên, các chủ thể này tiến hành xác lập giao dịch dân sự đến nhằm chấm dứt quyền và nghĩa vụ đang tồn tại đó.
  • Một giao dịch dân sự có thể làm phát sinh một hoặc nhiều hậu quả pháp lý. Điều này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự. Như vậy, giao dịch dân sự tồn tại hai đặc điểm chính: (i) Giao dịch dân sự luôn thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch và (ii) hậu quả pháp lý đều làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ.

3. Các loại giao dịch dân sự

Có 2 loại giao dịch dân sự:

  • Thứ nhất, hành vi pháp lý đơn phương
  • Hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm phát sinh quan hệ dân sự mà không cần thống nhất với ý chí của chủ thể khác. Hành vi pháp lý đơn phương một chủ thể hoặc nhiều chủ thể cùng một bên bày tỏ ý chí. Ví dụ trường hợp lập di chúc chung.
  • Trong nhiều trường hợp muốn hành vi pháp lý đơn phương phát sinh hậu quả pháp lý phải đáp ứng các điều kiện do chủ thể bày tỏ ý chí đó đặt ra, bên kia phải đáp ứng các điều kiện đó mới có thể phát sinh được nghĩa vụ của bên đã bày tỏ ý chí đơn phương (căn cứ 122, 125 Bộ luật Dân sự 2015). Ví dụ: phát sinh nghĩa vụ trả tiền lương cho người lao động.
  • Thứ hai, hợp đồng dân sự
  • Hợp đồng dân sự là giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều chủ thể làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: hợp đồng mua bán chung cư (căn cứ Điều 388 Bộ luật dân sự 2015).
  • Lưu ý: Hợp đồng dân sự hay hành vi pháp lý đơn phương đều có thể là một giao dịch có điều kiện.

Tìm hiểu thêm:
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự.
Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.

Hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng mượn tài sản.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày khái niệm, đặc điểm và phân loại giao dịch dân sự. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365