BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Hình 1. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại
Trong hoạt động thương mại, việc một bên có hành vi vi phạm hợp đồng sẽ gây ra những tổn thất rất lớn đối với bên còn lại. Do có, pháp luật quy định về chế tài bồi thường thiệt hại sẽ bù đắp, khắc phục được hậu quả cũng như bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho các bên.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Khi nào phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại?
1.1. Có hành vi vi phạm.
1.2. Có thiệt hại thực tế xảy ra.
1.3. Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
1.4. Không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2. Phạm vi bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại.
3. Một số lưu ý khi bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại.
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại được hiểu là bên vi phạm hợp đồng bù đắp lại những tổn thất mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi vi phạm của mình gây ra. Đặc biệt, không phải lúc nào có hành vi vi phạm thì bên vi phạm cũng sẽ phải bồi thường, mà cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- Theo khoản 1 Điều 303 Luật Thương mại 2005, điều kiện tiên quyết là phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây cũng là điểm khác biệt so với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự. Cụ thể, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được căn cứ trên cơ sở thỏa thuận tại hợp đồng hoặc những quy định của pháp luật, chẳng hạn như không giao hàng đúng hạn, giao thiếu hàng ,...
- Để có thể yêu cầu bồi thường thiệt do vi phạm hợp đồng thương mại thì phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế theo Khoản 2 Điều 303 Luật Thương mại 2005. Hay nói cách khác, trong trường hợp có bên vi phạm nhưng không gây ra bất kỳ tổn thất gì thì bên bị vi phạm không được yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
- Ví dụ: A ký kết hợp đồng gia công giày của B, để phục vụ cho hợp đồng mua bán với C. Tuy nhiên A đã giao hàng quá thời hạn trong hợp đồng, khiến B không thực hiện đúng tiến độ hợp đồng với C, và B bị C phạt hợp đồng. Như vậy A đã phải chịu một thiệt hại thực tế là số tiền phạt hợp đồng.
- Điều kiện thứ ba là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại. Cụ thể, khoản 3 Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định hành vi vi phạm hợp đồng thương mại phải trực tiếp gây ra thiệt hại trên thực tế. Điều này có nghĩa là, nếu bên bị vi phạm chứng minh được thiệt hại do mình gây ra không phải là hậu quả trực tiếp thì bên vi phạm không thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại được.
- Ví dụ: A là công ty chuyên sản xuất bột mì. A có ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu sản xuất bột mì từ B và hợp đồng mua bán bột mì với C. Tuy nhiên, B đã giao hàng kém chất lượng cho A, A vì tìm cách xử lý lô hàng của B mà đã không kịp chuẩn bị đủ số hàng để giao cho C, dẫn đến A không giao hàng đúng hạn, bị C phạt vi phạm.
- Có thể thấy, mặc dù B đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ, và A cũng phải chịu thiệt hại là số tiền phạt vi phạm, nhưng hành vi của B không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra việc A giao trễ hàng và bị phạt vi phạm, mà do sự bất cẩn của A. Chính vì vậy, A không có quyền yêu cầu B bồi thường thiệt hại đối với phần thiệt hại thực tế (số tiền phạt vi phạm trong hợp đồng với C).
- Mặc dù đã đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện nêu trên, nhưng nếu bên vi phạm thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm tại Điều 294 Luật Thương mại 2005, thì bên bị vi phạm cũng không được yêu cầu bồi thường thiệt hại. Cụ thể là những trường hợp sau:
- Thuộc trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Không thể thực hiện nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng (thiên tai, đình công, ...);
- Nguyên nhân không thể thực hiện đúng nghĩa vụ hoàn toàn là do bên có quyền;
- Buộc thực hiện theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, nên bên có nghĩa vụ đã không thực hiện được nghĩa vụ;
- Cần lưu ý rằng: Bên vi phạm hợp đồng phải tự chứng minh mình thuộc một trong những trường hợp trên để được miễn trừ trách nhiệm.
- Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được pháp luật thương mại quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Cần phải biết rằng, chế tài này được áp dụng bắt buộc theo quy định của pháp luật ngay cả khi các bên có thỏa thuận hay không về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
- Ngoài ra, các bên không được thỏa thuận về phạm vi bồi thường (vượt mức thiệt hại được bồi thường theo luật định) nhưng có thể thỏa thuận về việc giảm hoặc miễn trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại trên thực tế (giảm hoặc miễn mức phạt bồi thường).
- Về giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mại hiện được Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định gồm 02 khoản dưới đây:
- Một là, tổn thất thực tế trực tiếp: Là những thiệt hại phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm của bên vi phạm mà bên bị vi phạm đã chịu trên thực tế.
- Hai là, khoản lợi trực tiếp: Là khoản lợi nhuận mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Khoản lợi này được tính căn cứ theo khoản lợi mà bên bị vi phạm có thể đạt được khi hoàn thành đúng hợp đồng đó cũng như từ các mối quan hệ hợp đồng mà bên bị vi phạm đã hoặc có thể thiết lập với bên thứ ba.
Hình 2. Phạm vi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại
- Khi bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại thì cần phải chú ý những điều sau:
- Thứ nhất, bên bị vi phạm là bên có trách nhiệm chứng minh thiệt hại trên thực tế cũng như thiệt hại đó là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm theo Điều 304 Luật Thương mại 2005.
- Thứ hai, bên bị vi phạm phải chứng minh rằng mình đã áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả từ hành vi vi phạm nhưng thiệt hại vẫn xảy ra trên thực tế theo Điều 305 Luật Thương mại 2005. Nếu bên bị vi phạm không chứng minh được điều này, thì bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm mức tiền bồi thường xuống mức thiệt hại sau khi đã áp dụng biện pháp khắc phục.
- Thứ ba, chế tài bồi thường thiệt hại còn có thể áp dụng chung với những hình thức chịu trách nhiệm vi phạm khác (như phạt vi phạm, tạm ngừng hợp đồng, ...).
➤ Tham khảo thêm bài viết:
➤ Những vấn đề cần lưu ý về hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
➤ Những vấn đề cần biết về việc ủy quyền.
➤ Hợp đồng vay tài sản.
➤ Hợp đồng mượn tài sản.
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về quy định chung về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực thương mại theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: