các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng

Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng

22/07/2022


CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP QUA MẠNG

Tư vấn các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng.

Bài viết dưới đây, Luật Thịnh Trí sẽ hướng dẫn cụ thể các điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp, bằng hình thức đăng ký online.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hồ sơ để thành lập công ty.

2. Quy trình đăng ký thành lập công ty năm 2022.

3. Thời gian để giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp.

4. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp.

5. Địa chỉ trụ sở của công ty.

6. Ngành nghề kinh doanh.

7. Vốn điều lệ công ty.

8. Người đại diện theo pháp luật của công ty.

1. Hồ sơ để thành lập công ty:

  • Bạn muốn thành lập công ty theo loại hình công ty TNHH hay thành lập công ty cổ phần hay bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thì bạn vẫn thực hiện theo 2 cách sau: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ online (qua mạng).
  • Hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (danh sách này được áp dụng đối với loại hình công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên (danh sách này được áp dụng đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên);
  • Giấy ủy quyền (nếu người tiến hành việc nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật của công ty);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).

2. Quy trình đăng ký thành lập công ty năm 2022:

  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty:
  • Tuy hồ sơ thành lập doanh nghiệp bạn có thể nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư, tuy nhiên hầu hết các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh,… chỉ áp dụng đối với hình thức nộp hồ sơ qua mạng. Do vậy, để tránh các trường hợp mất thời gian, bạn nên xác nhận trước hình thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh tại tỉnh thành nơi doanh nghiệp bạn thành lập trước khi tiến hành thực hiện việc nộp hồ sơ.
  • 5 bước thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp qua mạng:
  • Bước 1: Tạo tài khoản trên cổng thông tin quốc gia và tiến hành đăng nhập tại cổng thông tin quốc gia;
  • Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Bước 3: Nhập thông tin doanh nghiệp vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
  • Bước 4: Scan tài liệu và tải tài liệu đính kèm;
  • Bước 5: Ký xác thực hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ.
  • Lưu ý:
  • Nếu hồ sơ của doanh nghiệp được nộp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người tiến hành ký xác thực phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số (token), người tiến hành ký xác thực hồ sơ phải là người được gắn chữ ký số vào tài khoản.

3. Thời gian để giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp:

 Tư vấn thời gian để giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn thời gian để giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp.

  • Trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.
  • Nếu hồ sơ trên đã hợp lệ, người nộp hồ sơ chỉ cần in giấy biên nhận (không cần tiến hành nộp bộ hồ sơ gốc) và nhận lại kết quả trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư.
  • Nếu hồ sơ trên chưa hợp lệ, người nộp hồ sơ phải tiến hành chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo phản hồi của Sở Kế hoạch và đầu tư, tiến hành nộp lại theo 05 bước trên.

4. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp:

  Để có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần bảo đảm thực hiện đúng các vấn đề sau đây:

  • Xác định đúng loại hình doanh nghiệp:
  • Hiện nay, pháp luật Việt Nam có 05 loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.
  • Đặt tên cho doanh nghiệp:
  • Tên của công ty sẽ bao gồm 02 thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp. Lưu ý tên riêng của doanh nghiệp không được trùng tên với công ty trên toàn lãnh thổ Việt Nam (kể cả thay đổi loại hình).
  • Tên của công ty có thể bằng Tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài, tuy nhiên không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc.
  • Tuy nhiên doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như việc định hình thương hiệu trong tương lai, doanh nghiệp nên lựa chọn tên phù hợp với ngành nghề mình đã đăng ký.

5. Địa chỉ trụ sở của công ty:

  • Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty.
  • Địa chỉ của công ty nếu là địa chỉ tại chung cư/địa chỉ tại căn hộ phải có giấy tờ chứng minh chung cư/căn hộ đó phải có diện tích dùng làm khu văn phòng, phải có hợp đồng thuê văn phòng doanh nghiệp ký kết trực tiếp.

6. Ngành nghề kinh doanh:

  • Để thực hiện hồ sơ để đăng ký thành lập, doanh nghiệp cần tiến hành xác định mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai (tránh việc phải làm các thủ tục bổ sung ngành nghề về sau, vừa mất thời gian, chi phí lại ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp).

7. Vốn điều lệ công ty:

  • Dù pháp luật không quy định về vốn điều lệ tối thiểu và doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành chứng minh vốn điều lệ của mình dưới bất kỳ hình thức nào, tuy nhiên vốn điều lệ chính là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết các nghĩa vụ trách nhiệm tài chính với khách hàng và đối tác của mình. Do đó, vốn điều lệ càng cao thì càng chứng minh được năng lực tài chính của doanh nghiệp tạo lòng tin cho khách hàng và đối tác.
  • Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh mà vốn pháp định của doanh nghiệp sẽ được yêu cầu cụ thể.

8. Người đại diện theo pháp luật của công ty:

  • Người đại diện theo pháp luật của công ty là người chịu trách nhiệm pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật của một công ty thường sẽ là người trực tiếp điều hành công ty, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp ký kết các giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, cá nhân hay các tổ chức khác.
  • Chức danh của người đại diện theo pháp luật thường sẽ là tổng giám đốc/giám đốc/chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2020 vẫn cho phép người đại diện pháp luật của doanh nghiệp không cần phải giữa bất kỳ chức vụ nào trong doanh nghiệp.
  • Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?

Cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty?

Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.

Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?

  • Để tìm hiểu thêm về thủ tục, quy trình thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365