các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm

Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm

01/08/2022


HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHẦN MỀM

Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

  • Hiện nay, sản xuất kinh doanh phần mềm là một lĩnh vực rất phát triển tại thị trường Việt Nam. Điều này dẫn đến nhu cầu thiết yếu cho việc thành lập công ty phần mềm để phát triển việc kinh doanh. Vậy hồ sơ, thủ đăng ký thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm có khác với việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết này.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

a. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

b. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

2. Điều kiện để hoạt động khi thành lập công ty sản xuất phần mềm.

4. Những ưu đãi cho công ty sản xuất phần mềm.

5. Các câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

1. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm:

  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:

a. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm:

  • Điều lệ của công ty sản xuất phần mềm;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp sản xuất phần mềm;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
  • Lưu ý: Khi thành lập doanh nghiệp phần mềm bạn cần hiểu và đăng ký mã ngành nghề chính xác. Mã ngành sản xuất phần mềm là: 6201: Lập trình máy vi tính – Chi tiết: Sản xuất phần mềm. Các mã ngành liên quan đến phần mềm, dịch vụ phần mềm khác có thể liên hệ với Luật Thịnh Trí để được tư vấn: 1800 6365.

Tham khảo thêm: 05 Bước thành lập và quản lý doanh nghiệp.

b. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm:

  Hiện nay, có 02 hình thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đó là nộp trực tiếp và nộp qua mạng. Tuy nhiên, một số tỉnh thành lớn như: TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương,.. bắt buộc doanh nghiệp phải nộp hồ sơ qua mạng, không nhận hồ sơ trực tiếp.

  • Nộp hồ sơ trực tiếp:
  • Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành việc nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Thời hạn phê duyệt hồ sơ: 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngược lại, nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền này sẽ ra thông báo, nêu rõ lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Nộp hồ sơ qua mạng:
  • Doanh nghiệp truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện 5 bước sau đây:
  • Bước 1: Tạo tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia và đăng nhập;
  • Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Bước 3: Nhập thông tin vào hệ thống;
  • Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm;
  • Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Trong vòng 03 ngày – 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ qua Cổng thông tin quốc gia, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi email phản hồi về việc đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp không cần nộp hồ sơ gốc, chỉ cần in giấy biên nhận và nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp phải tiến hành việc chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo phản hồi của Sở Kế hoạch và Đầu tư và tiến hành nộp lại hồ sơ.
  • Để tiết kiệm được thời gian làm hồ sơ, thủ tục, doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty sản xuất phần mềm tại Luật Thịnh Trí, vui lòng liên hệ: 1800 6365.

Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2022: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z.

2. Điều kiện để hoạt động khi thành lập công ty sản xuất phần mềm:

  • Doanh nghiệp sản xuất phần mềm không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, do đó doanh nghiệp chỉ cần tiến hành đăng ký kinh doanh là được. Tuy nhiên, để thành lập công ty sản xuất phần mềm, được công nhận hoạt động sản xuất phần mềm cũng như hưởng các chính sách ưu đãi cần có:
  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  2. Sản phẩm phần mềm được sản xuất do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;(Tham khảo Danh mục sản phẩm phần mềm Thông tư 09/2013/TT-BTTTT)
  3. Quy trình sản xuất phần mềm trong doanh nghiệp phải gồm 7 công đoạn:
  • Xác định yêu cầu;
  • Phân tích và thiết kế;
  • Lập trình, viết mã lệnh;
  • Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm;
  • Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm phần mềm;
  • Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm;
  • Phát hành phân phối sản phẩm phần mềm.
  1. Trong đó, doanh nghiệp thực hiện bắt buộc ít nhất 1 trong 2 công đoạn đó là: xác định yêu cầu hoặc phân tích và thiết kế. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có tham gia bất kỳ công đoạn nào trong 7 bước trên, doanh nghiệp phải có một hoặc nhiều tài liệu nhằm chứng minh tác nghiệp tương ứng với công đoạn đó.

Tham khảo thêm: Thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp ở cơ quan nào?

4. Những ưu đãi cho công ty sản xuất phần mềm:

 Những ưu đãi cho công ty sản xuất phần mềm

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Những ưu đãi cho công ty sản xuất phần mềm.

  • Khi tiến hành thành lập công ty sản xuất phần mềm, doanh nghiệp sẽ hưởng nhiều ưu đãi về thuế, ưu đãi đầu tư. Các ưu đãi với doanh nghiệp sản xuất phần mềm, bao gồm:
  • Sản xuất phần mềm và dịch vụ phần mềm không phải chịu thuế giá trị gia tăng;
  • Ưu đãi thuế thu nhập bao gồm: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm; miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định hoặc các nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất;
  • Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
  • Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

5. Các câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm:

  1. Mã ngành sản xuất phần mềm là gì?
  • Mã ngành sản xuất phần mềm là: 6201: Lập trình máy vi tính - Chi tiết: Sản xuất phần mềm. Các mã ngành liên quan đến sản xuất phần mềm, dịch vụ phần mềm khác có thể liên hệ với Luật Thịnh Trí qua số Hotline: 1800 6365.
  1. Thủ tục thành lập công ty sản xuất phần mềm sẽ bao gồm những bước nào?
  • Thủ tục thành lập công ty sản xuất phần mềm sẽ bao gồm các bước: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ; tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (nộp hồ trực tiếp hoặc nộp qua mạng) và chờ nhận kết quả.
  1. Thuê cá nhân, tổ chức viết phần mềm và bán lại có được xem là công ty sản xuất phần mềm không?
  • Không. Bởi công ty hoạt động sản xuất phần mềm bắt buộc phải tham gia ít nhất một trong hai công đoạn đó là: Xác định yêu cầu hoặc công đoạn phần tích và thiết kế. Ngoài ra, khi tham gia vào bất kỳ bước nào trong 7 công đoạn theo quy định pháp luật, doanh nghiệp đều có giấy chứng minh tác nghiệp tương ứng với công đoạn đó.

Tham khảo thêm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói.

  • Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Để tham khảo thêm về dịch vụ thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm, vui lòng liên hệ chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365